Hỏi đáp chuyên gia: Đau quặn bụng bên trái nguyên nhân do đâu?
Anh Nguyễn Minh Quân ở Hải Phòng có câu hỏi cần được giải đáp:
"Chào bác sĩ, tôi là Quân năm nay 40 tuổi. Thời gian gần đây, tôi thường bị đau quặn bụng bên trái, tình trạng lặp lại liên tục trong một vài ngày khiến tôi khá mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng, mất tập trung trong công việc. Xin bác sĩ cho tôi biết, đau quặn bụng bên trái là dấu hiệu của bệnh gì và có nguy hiểm không? Biện pháp nào hỗ trợ cải thiện tình trạng này? Xin cảm ơn."
Trả lời
- Nguyên nhân gây đau quặn bụng bên trái
- Khó tiêu
- Zona thần kinh
- Hội chứng ruột kích thích
- Táo bón
- Viêm dạ dày, tá tràng
- Viêm đại tràng
- Tắc ruột
- Bị đau quặn bụng bên trái có nguy hiểm không?
- Phương pháp chẩn đoán
- Hỗ trợ giảm đau quặn bụng bên trái bằng phương pháp tự nhiên
- Khi đau quặn bụng bên trái – nên và không nên làm gì?
- Sản phẩm hỗ trợ chứng đau quặn bụng bên trái do viêm đại tràng
Nguyên nhân gây đau quặn bụng bên trái
Đau bụng có nhiều mức độ nặng nhẹ khác nhau, nhiều cơn đau chỉ diễn ra vài phút và không để lại tác hại gì nhưng điều này cũng là dấu hiệu của các vấn đề về sức khỏe. Dưới đây là các nguyên nhân phổ biến:Khó tiêu
Chứng khó tiêu là do axit tích tụ sau khi ăn. Hầu hết các trường hợp khó tiêu đều ở mức độ nhẹ. Các triệu chứng bao gồm:- Cảm giác nóng trong bụng.
- Bụng đau hoặc khó chịu.
- Ợ chua, đầy hơi.
Zona thần kinh
Bệnh zona hay còn gọi là giời leo là bệnh nhiễm trùng do virus thủy đậu varicella-zoster gây ra. Ngay cả khi bạn đã hết thủy đậu, virus vẫn có thể tồn tại ở hệ thần kinh của bạn gây ra những triệu chứng:- Nóng rát da.
- Mụn nước chứa dịch và dễ vỡ.
- Ngứa.
- Phát ban.
Hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích hay còn gọi là viêm đại tràng co thắt, là một rối loạn thường gặp có ảnh hưởng đến ruột già. Hội chứng này thường biểu hiện:- Co thắt, đau quặn bụng.
- Chướng bụng, đầy hơi.
- Tiêu chảy và táo bón.
Táo bón
Táo bón xảy ra khi một người không thể dễ dàng đi đại tiện, phân khô cứng và gây đau trong lúc đi. Cải thiện chế độ ăn uống và tăng cường tập thể dục là hai phương pháp hỗ trợ hiệu quả nhất cho những triệu chứng sau:- Tinh thần căng thẳng, cáu gắt.
- Cảm giác đi tiêu chưa hết phân.
- Hậu môn căng tức.
- Cần phải tạo áp lực vào bụng để giúp đẩy phân ra ngoài.
Viêm dạ dày, tá tràng
Niêm mạc dạ dày bị tổn thương do sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài hoặc chế độ ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh làm ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Tình trạng này gây ra những cơn đau quặn bụng bên trái và kèm theo một số triệu chứng:- Ăn không ngon miệng, chán ăn.
- Buồn nôn.
- Ợ chua.
- Căng thẳng, mệt mỏi.
Viêm đại tràng
Viêm đại tràng là tình trạng tổn thương khu trú hay lan tỏa ở vùng niêm mạc đại tràng do bị viêm nhiễm. Tùy mức độ, cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng khác nhau, gây khó chịu, mệt mỏi hoặc tinh thần sa sút.- Đau quặn bụng bên trái và dọc khung đại tràng.
- Cảm giác giống như bị chuột rút.
- Mệt mỏi, chán ăn, ăn không ngon miệng.
- Sưng các khớp.
Tắc ruột
Khi tắc nghẽn xảy ra trong ruột, thức ăn không thể đi qua đường tiêu hóa và cần được chăm sóc y tế khẩn cấp. Các biểu hiện của tắc ruột bao gồm:- Đau quặn bụng.
- Nôn.
- Không có khả năng đi tiêu.
- Sỏi thận: Bệnh nhân bị sỏi thận thường xuất hiện những cơn đau quặn bụng bên phải hoặc trái, kèm theo sốt, đi tiểu đêm, lẫn máu trong nước tiểu.
- Không dung nạp lactose, không tiêu hóa được sữa và các chế phẩm từ sữa sẽ khiến các cơn đau bụng, đầy hơi, phân lỏng diễn ra thường xuyên.
- Viêm túi thừa.
- Sử dụng rượu bia, các chất kích thích quá nhiều.
Bị đau quặn bụng bên trái có nguy hiểm không?
Đau quặn bụng bên trái thường không có gì đáng lo ngại nhưng có thể gây ảnh hưởng tới cuộc sống của bạn. Tuy nhiên, những người bị đau dai dẳng lâu ngày nên đến bệnh viện để thăm khám vì có thể sẽ để lại một số biến chứng sau:- Phì đại lá lách.
- Nhồi máu cơ tim.
- Đau thần kinh tọa.
- Viêm thận.
- Vỡ u nang buồng trứng.
- Ăn uống không ngon miệng.
Phương pháp chẩn đoán
Cơn đau quặn bụng bên trái kéo dài có nguy cơ trở nên nghiêm trọng, bác sỹ có thể sử dụng nhiều phương pháp chẩn đoán khác nhau để tìm ra nguyên nhân gây bệnh, bao gồm:- Khám trực tiếp bằng cách ấn vào vị trí đau để xác định nguyên nhân đau do chạm vào hay có sự tồn tại của khối u.
- Chụp X-quang.
- Siêu âm ổ bụng.
- Điện tâm đồ (kiểm tra tim mạch).
- Nội soi.
- Làm các xét nghiệm sinh hoá: máu, nước tiểu, phân.
- Đau do nhiễm trùng, chẳng hạn như viêm túi thừa, thường chỉ cần dùng thuốc kháng sinh và nghỉ ngơi.
- Các tình trạng khác như tắc ruột, có thể cần phẫu thuật.
- Điều trị táo bón và đầy hơi, điều chỉnh chế độ ăn uống, kết hợp sử dụng thuốc nhuận tràng.
- Đối với chứng không dung nạp lactose bao gồm sữa và các chế phẩm từ sữa, nên loại bỏ thực phẩm đó khỏi khẩu phần ăn hàng ngày.
Hỗ trợ giảm đau quặn bụng bên trái bằng phương pháp tự nhiên
Gừng
Gừng là loại gia vị chứa nhiều hợp chất quý có tác dụng chống viêm, kích thích hệ tiêu hoá, ức chế sản xuất axit trong dạ dày, giảm tiêu chảy, buồn nôn. Đây là cách giảm đau bụng tại nhà rất hiệu quả. Cách sử dụng rất đơn giản, bạn chỉ cẩn thái củ gừng tươi đã rửa sạch thành 3 – 5 lát mỏng. Sau đó, ngâm trong nước sôi 15 phút rồi uống. Có thể thêm mật ong giúp tăng hương vị.Hoa cúc và gừng
Trà hoa cúc là một trong những loại trà lâu đời, nổi tiếng với khả năng mang lại sự thư giãn, giảm căng thẳng, giúp cầm tiêu chảy, giảm đau trong hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng. Thêm một vài lát gừng tươi vào trà là mẹo làm giảm cơn đau nhanh chóng.Gạo rang
Gạo tẻ đem rang trên chảo nóng, dùng một chiếc túi hoặc khăn bọc lại rồi đặt lên bụng chườm cho tới khi nguội. Bạn có thể làm nóng lại và tiếp tục sử dụng cho tới khi hết đau.Nước nóng
Dùng nước nóng cho vào chai thuỷ tinh, đậy nắp kín và chườm lên vị trí đau. Hoặc cũng có thể sử dụng túi chườm nóng bán sẵn trên thị trường.Lá bạc hà
Bạc hà có vị cay mát có tác dụng làm giảm đầy hơi, giúp cơn đau quặn bụng thuyên giảm. Công thức áp dụng như sau: Lấy một ít lá bạc hà đem xay cùng một chút gừng, trộn chung với nước ấm, uống 2 lần trong ngày. Bạn cũng có thể sử dụng như một loại rau gia vị trong bữa cơm hàng ngày.Búp ổi non
Lá ổi là thảo dược thiên nhiên chứa các chất chống oxy hoá, kháng khuẩn, có tác dụng cầm tiêu chảy, giảm đau bụng. Người bệnh có thể sử dụng búp ổi non để ăn trực tiếp hoặc dùng lá ổi già đun sôi với khoảng nửa lít nước, cô đặc còn 200ml thì dừng lại.Bạch truật
Bạch truật là một loại thảo dược có thân rễ được sử dụng làm thuốc, có vị ngọt đắng, mùi thơm nhẹ, tính ấm, có tác dụng kiện tỳ, táo thấp, an thai… Đây là một vị thuốc bổ và được dùng để chữa viêm loét dạ dày, viêm đại tràng, khó tiêu... Do đó, giúp khắc phục nguyên nhân đau quặn bụng bên trái. Thảo dược này cũng dùng làm thuốc lợi tiểu, trị ho, trị đái tháo đường, điều trị ung thư phổi và các biến chứng do chạy thận.Nghệ, mật ong
Nếu cơn đau quặn bụng bên trái nguyên nhân do đau dạ dày đem lại thì nghệ mật ong chính là bài thuốc dân gian hiệu quả dành cho bạn. Nguyên liệu có nguồn gốc tự nhiên, dễ kiếm và dễ thực hiện tại nhà. Tinh bột nghệ vàng với mật ong nguyên chất đem trộn đều thành hỗn hợp sền sệt sau đó viên nhỏ đem phơi khô hoặc bảo quản trong hũ thủy tinh để ngăn mát tủ lạnh.Khi đau quặn bụng bên trái – nên và không nên làm gì?
Như đã đề cập ở trên, đau quặn bụng bên trái do nhiều nguyên nhân gây ra. Bên cạnh điều trị nguyên nhân, bạn cần chú ý những điều sau:- Không nên tự ý mua và sử dụng các loại thuốc giảm đau.
- Khi đau quặn bụng bên trái, bạn nên tránh ăn các loại thực phẩm khô cứng, khó tiêu, nhiều dầu mỡ. Thay vào đó, bạn nên ăn thức ăn mềm như cháo và uống nước gạo rang để bổ sung nước nếu xuất hiện tình trạng tiêu chảy.
- Ngừng sử dụng các chất kích thích, nước có ga, đồ uống có cồn. Bạn nên uống nước hoa quả thay thế.
- Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất… có nhiều trong các loại hoa quả tươi, rau xanh.
- Chia khẩu phần ăn trong ngày thành những bữa nhỏ để hạn chế gây áp lực lên dạ dày và các cơ quan tiêu hóa.
- Uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày.
- Tuân thủ hướng dẫn theo phác đồ điều trị của bác sỹ.
Sản phẩm hỗ trợ chứng đau quặn bụng bên trái do viêm đại tràng
Nếu cơn đau quặn bụng bên trái của bạn xuất hiện do viêm đại tràng và hội chứng ruột kích thích thì Tràng Phục Linh là một giải pháp giúp hỗ trợ điều trị hiệu quả. Ngoài việc thực hiện chế độ ăn uống hợp lý và lối sống lành mạnh, bạn có thể kết hợp sử dụng viên uống Tràng Phục Linh. Là phiên bản nâng cấp của Tràng Phục Linh, Tràng Phục Linh Plus được bào chế từ các loại thảo dược tự nhiên bao gồm: bạch truật, bạch phục linh, bạch thược… thích hợp sử dụng cho nhiều đối tượng:- Người bị đau bụng, đau quặn bụng bên trái, đau dọc khung đại tràng.
- Rối loạn tiêu hóa, đi đại tiện nhiều lần trong ngày, phân táo hoặc lỏng xen kẽ.
- Người bị viêm đại tràng cấp và mãn tính, hội chứng ruột kích thích.
- https://www.medicalnewstoday.com/articles/320069
- Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – GS. Đỗ Tất Lợi
Bài viết liên quan
- Đột phá 5-HTP: Triển vọng mới cho Đại tràng co thắt của người Việt
- Dantri.com.vn: Thực hư công dụng hỗ trợ điều trị hội chứng ruột kích thích của Tràng Phục Linh PLUS
- Hội chứng ruột kích thích dùng men vi sinh hay bào tử lợi khuẩn liệu có đủ?
- Tràng Phục Linh PLUS - Đột phá mới hỗ trợ điều trị viêm đại tràng co thắt của người Việt
- Soha.vn: 4 sai lầm khi điều trị hội chứng ruột kích thích khiến người mắc mãi không khỏi
Câu hỏi liên quan
- 92.7% người bệnh Đại tràng hài lòng và rất hài lòng khi sử dụng Tràng Phục Linh PLUS
- MỚI: Tràng Phục Linh PLUS đã có dạng lọ 80 viên, tiết kiệm lên đến 91.000đ
- Chuyên gia lý giải vì sao viêm đại tràng mạn tính hay tái phát
- Bệnh đại tràng tái phát – Nỗi lo của nhiều người dịp Tết
- Đánh giá về Tràng Phục Linh Plus
TRÀNG PHỤC LINH PLUS
- Hộp 20 viên: 195.000 đ/hộp
- Lọ 80 viên: 689.000 đ/lọ (Tiết kiệm 91.000Đ)
Cảm ơn bạn đã đặt hàng. Chúng tôi sẽ sớm liên lạc lại với bạn!
Tư vấn miễn cước gọi
18001506Loading...