Hỏi đáp: Con em bị chướng bụng tiêu chảy làm sao để hết?

Chị Kim Loan (Hà Nam) có câu hỏi: "Bác sĩ giúp em với. Con em 15 tháng bị rối loạn tiêu hóa, ngày đi ngoài phân lỏng 4 - 5 lần và hơi chướng bụng. Trộm vía bé vẫn chơi bình thường nhưng như bụng dạ khó chịu nên ăn uống có vẻ kém đi. Giờ em nên làm sao cho bé khỏi chướng bụng tiêu chảy được ạ? Em cảm ơn bác sĩ!"

Trả lời

Chào Kim Loan, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Chướng bụng, tiêu chảy là những triệu chứng hay gặp ở trẻ nhỏ vì hệ tiêu hóa còn chưa hoàn thiện, chỉ cần một thay đổi không tốt trong việc chăm sóc và ăn uống của trẻ cũng có thể dẫn tới tình trạng này. Vậy làm thế nào để khắc phục bé bị chướng bụng tiêu chảy cách nhanh chóng và hiệu quả? Tràng Phục Linh Plus xin chia sẻ cụ thể cùng bạn trong bài viết dưới đây.

1. Nguyên nhân trẻ chướng bụng tiêu chảy

Khi thấy bé bị tiêu chảy, chướng bụng đầy hơi... nhiều cha mẹ có thói quen là ngay lập tức tìm cách cầm tiêu chảy cho bé mà ít khi tìm hiểu nguyên nhân vì sao, dẫn tới tiêu chảy kéo dài hoặc thường tái lại. Cùng là tình trạng tiêu chảy nhưng có thể xuất phát từ các nguyên nhân khác nhau. Bên cạnh hướng điều trị chung thì một số trường hợp sẽ có thêm các lưu ý riêng. Vì vậy, để khắc phục tiêu chảy chướng bụng cho bé đúng cách và hiệu quả, cha mẹ cũng cần kiểm tra xem đâu là lý do dẫn tới tình trạng này ở con. Các nguyên nhân có thể kể tới như:

1.1. Nhiễm khuẩn đường ruột

Thường do virus hoặc vi khuẩn như E coli, Salmonella, Clostridium cùng 1 số ký sinh trùng khác. Khi xâm nhập vào đường ruột chúng sẽ sản sinh độc tố và khiến trẻ bị đầy bụng, chướng hơi, đau bụng, sốt, tiêu chảy, đi ngoài ra máu... Khi nghi ngờ nguyên nhân này, bạn nên đưa phân của trẻ đi xét nghiệm để xác định rõ tác nhân gây bệnh và được bác sĩ kê đơn thuốc phù hợp.

1.2. Bất dung nạp lactose

Lactose là một loại đường tự nhiên trong sữa. Khi không đủ men lactase để tiêu hóa loại đường này thì trẻ có thể bị chướng bụng, đầy hơi, nặng hơn là tiêu chảy khi uống sữa. Triệu chứng này có thể xuất hiện muộn sau 6 - 10 giờ nên nhiều khi cha mẹ không để ý. Tình trạng này có thể là nguyên phát - xuất hiện từ khi trẻ mới sinh, hoặc thứ phát - xảy ra sau khi trẻ bị bệnh liên quan đến ruột non như: loạn khuẩn đường ruột, bệnh Celiac, bệnh Crohn, viêm dạ dày ruột. Lúc này, bên cạnh việc xử trí để giảm thiểu các triệu chứng thì cha mẹ nên tạm ngưng sữa hoặc thay thế bằng sữa free lactose cho trẻ.

1.3. Dị ứng đạm sữa bò

Trẻ sẽ gặp các triệu chứng như: tiêu chảy hoặc táo bón, căng cứng vùng bụng, có thể đi phân lỏng, có máu trong phân, thường xuyên trào ngược, viêm da cơ địa, nổi mề đay, sổ mũi, khò khè...  trong những tuần đầu tiên ngay khi tiếp xúc với đạm sữa bò. Bạn cần cho trẻ đi khám, test dị ứng để khẳng định chính xác nguyên nhân.

1.4. Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh

Kháng sinh không chỉ tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh mà còn làm mất các lợi khuẩn đường tiêu hóa, hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng nên gây tiêu chảy. Trẻ có thể bị tiêu chảy khi đang uống kháng sinh, sau 1 - 2 ngày, sau vài tuần hay cả tháng sau đó. Bạn nên bổ sung men vi sinh cho trẻ khi dùng kháng sinh để hạn chế tác dụng phụ này.

1.5. Nguyên nhân khác

  • Hội chứng ruột kích thích: Hội chứng này khá phổ biến ở người lớn nhưng cũng có thể gặp ở trẻ nhỏ, khiến bé dễ bị đầy bụng, ợ hơi, tiêu chảy, táo bón... Nhiều thực phẩm quen thuộc có thể là nguyên nhân khiến triệu chứng tái phát, như: sữa, trái cây, đồ ăn nhẹ, sô cô la...
  • Trẻ nuốt phải nhiều không khí khi dùng ống hút, uống đồ uống có gas, nhai kẹo cao su, khóc, khi ngậm núm vú giả... Hoặc do lo lắng, một số trẻ có thể nuốt không khí như một phản xạ vô thức. Điều này làm tăng lượng khí trong dạ dày và khiến trẻ chướng bụng, đầy hơi.
  • Trẻ ăn nhiều thực phẩm dễ sinh khí: đào, lê, mận, mơ, bông cải xanh, bắp cải, măng tây, súp lơ, ngô, sữa và các sản phẩm từ sữa...
Xem thêm: Thông tin về hội chứng ruột kích thích ở trẻ em

2. Hướng dẫn xử trí khi bé bị chướng bụng tiêu chảy

2.1. Bù nước và điện giải

Vì đi ngoài phân lỏng nước nhiều lần trong ngày nên trẻ rất dễ bị mất nước, điện giải và khiến bé mệt mỏi. Mất nước nặng còn có thể gây tổn thương hệ thần kinh hay thậm chí là tử vong. Do đó, điều quan trọng số 1 trong điều trị tiêu chảy chính là bù nước cho bé. Bạn cần chống mất nước cho trẻ bằng cách cho bé uống nước thường xuyên, kết hợp nước lọc và Oresol hoặc nước cháo muối.
  • Oresol: đây là lựa chọn bù nước và điện giải được ưu tiên hàng đầu vì có nồng độ điện giải phù hợp với cơ thể. Sử dụng Oresol có độ thẩm thấu thấp (245 mmol/L) cho thấy hiệu quả giảm nôn, giảm lượng phân khi trẻ tiêu chảy tốt hơn so với Oresol có độ thẩm thấu tiêu chuẩn (311 mmol/L).
Bạn cần pha Oresol theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất và cho trẻ uống từ từ (từng thìa, từng ngụm nhỏ). Đặc biệt cần cho bé uống ngay sau mỗi lần đi ngoài hay nôn trớ, một lượng khoảng 50 - 100ml với trẻ < 2 tuổi và 100 - 200ml với trẻ > 2 tuổi.
  • Nước cháo muối: dùng khi trẻ không thích mùi vị của Oresol. Bạn cần chuẩn bị 50g gạo, 3 - 4g muối và 5 - 6 bát nước. Cho gạo và nước vào nấu cho đến khi chín nhừ thì bắc ra và lọc lấy nước cháo. Sau đó thêm muối, để nguội bớt rồi cho trẻ uống.
Vì Oresol có vị lợ, đa số trẻ không thích uống nếu không quá khát nên một số mẹ đã thay thế Oresol bằng nước dừa, hay nghĩ rằng nước dừa mát, có nhiều chất nên sẽ tốt hơn cho bé. Tuy nhiên, khi so sánh với Oresol thì nước dừa có hàm lượng Natri quá thấp (3 - 12 mmol/L so với 75 - 90 mmlol/L), Kali quá cao (64 - 99 mmol /L so với 20 mmol/L) và độ thẩm thấu cao (419 - 472 mmol/L so với 245 - 311 mmol/L) nên có thể làm tăng lượng phân lỏng. Ngoài ra, ba mẹ cũng không nên cho trẻ uống nước ngọt, nước trái cây đóng lon vì hàm lượng đường cao sẽ làm tăng lượng phân khi tiêu chảy. Các loại nước trái cây tự pha cũng có thể sử dụng nhưng nên hạn chế.
Oresol là giải pháp bù nước và điện giải được ưu tiên hàng đầu. Nước dừa có tác dụng giải khát tốt nhưng không nên dùng để thay thế Oresol trong điều trị tiêu chảy cho trẻ.

2.2. Bổ sung men vi sinh

Men vi sinh sẽ cung cấp các lợi khuẩn cho đường ruột, hỗ trợ rút ngắn thời gian tiêu chảy và cân bằng hệ vi sinh. Mặt khác, chúng còn giúp bé tiêu hóa tốt hơn, giảm thiểu tình trạng chướng bụng, đầy hơi khó chịu. Bạn nên chọn men vi sinh có thành phần từ các loài lợi khuẩn chuyên biệt cho chứng tiêu chảy là: L. rhamnosus, L. reuteri và S. boulardii. Cũng như được sản xuất theo các công nghệ đặc biệt như công nghệ bao phim lipid, công nghệ bào tử… để hiệu quả cao hơn.

2.3. Massage bụng

Để giải phóng không khí trong dạ dày và kiểm soát chứng chướng bụng, đầy hơi cho bé nhanh chóng thì cha mẹ có thể áp dụng biện pháp massage vùng bụng cho con, bằng cách:
  • Đặt các đầu ngón tay lên bụng trẻ.
  • Xoay tròn các đầu ngón tay theo chiều kim đồng hồ từ rốn ra ngoài.
  • Thực hiện 8 – 10 lần để cải thiện triệu chứng căng chướng bụng cho bé.
Ngoài ra, nằm sấp cũng giúp bé thoát hơi trong ruột dễ dàng hơn.

2.4. Chườm nóng

Dùng túi chườm nóng chườm 2 bên bụng cho bé, nhờ sức nặng và hơi nóng của túi chườm sẽ giúp bé đẩy hơi ra ngoài và giảm chướng bụng, đầy hơi. Bạn nên lót một tấm khăn để tránh làm bỏng trẻ. Nếu không có túi chườm bạn có thể dùng khăn và nước nóng.

2.5. Sử dụng thuốc

Nếu bé kèm theo sốt nhưng vẫn ăn uống, vui chơi bình thường thì cha mẹ không nên lo lắng quá và chưa cần dùng thuốc hạ sốt ngay. Vì sốt vốn là dấu hiệu có lợi cho thấy hệ miễn dịch của bé đang hoạt động để chiến đấu loại bỏ vi khuẩn, virus. Cha mẹ nên dùng thuốc hạ sốt khi nhiệt độ cơ thể trẻ từ 38,5 độ. Với hoạt chất thông dụng nhất hiện nay là paracetamol, dùng theo liều 10 - 15 mg/kg/lần, cách 4 - 6h có thể dùng liều tiếp theo. Ngoài ra, khi trẻ đi ngoài nhiều lần trong ngày thì một số loại thuốc sẽ được sử dụng để giảm nguy cơ mất nước như:
  • Thuốc giảm tiết nước đường ruột: HIDRASEC (gói 10, 30 mg) dùng 1,5 mg/kg/lần, 3 lần/ngày. Nên dùng sớm ngay khi phân nhiều nước. Khi chuyển sang giai đoạn trẻ đi nhiều lần nhưng mỗi lần chỉ đi một ít phân thì thuốc kém hiệu quả hơn.
  • Thuốc hấp phụ (tạo lớp màng bảo vệ niêm mạc ruột và hấp phụ độc tố của vi khuẩn, virus, các khí): diosmectit (Smecta). Nên dùng khi trẻ đi ngoài nhiều lần nhưng mỗi lần chỉ một ít phân. Không nên dùng nếu phân có máu, trẻ sốt cao.
  • Thuốc chống nôn: ondansetron (Prezinton) liều duy nhất 0,15 mg/kg (uống hoặc tiêm).
Một số loại thuốc không nên dùng cho trẻ, bao gồm:
  • Thuốc chống nôn khác: domperidone (Motilium…), metoclopramide (Primperan), dimenhydrinate (Dimedrol), promethazine (Phenergan)…
  • Thuốc làm giảm nhu động ruột: loperamide (Imodium), nospa…
Các loại thuốc trên chỉ mang tính tham khảo. Cha mẹ cần cho bé thăm khám bác sĩ để được kê đơn thuốc khi cần và hướng dẫn liều lượng phù hợp.

2.6. Lưu ý trong vệ sinh hàng ngày

Khi bé bị tiêu chảy thường xuyên thì cha mẹ hãy nhớ vệ sinh hậu môn cho con sạch sẽ, nhẹ nhàng với nước ấm và sau đó thấm khô, đặc biệt sau mỗi lần bé đi ngoài để tránh vi khuẩn xâm nhập gây viêm. Có thể thoa kem có Oxit kẽm để tránh hăm da quanh hậu môn.

2.7. Lưu ý trong thực đơn

Khi bé bị đầy bụng tiêu chảy, bạn cũng cần chú ý hơn tới chế độ ăn uống của con.
  • Nên ưu tiên các thực phẩm như: cà rốt, khoai tây, hồng xiêm, chuối, cam, bưởi, xoài, đu đủ, cháo và cơm gạo tẻ… và chế biến chúng thành các món ăn chín kỹ, mềm, dễ tiêu hóa.
  • Hạn chế các thực phẩm làm tăng lượng khí trong ruột dễ khiến trẻ chướng bụng như: bông cải xanh, bắp cải, súp lơ trắng, ngô, lúa mì, trái cây ngọt, sữa va các sản phẩm từ sữa…
  • Hạn chế thực phẩm chứa nhiều chất xơ khó tiêu hóa: đậu đỗ nguyên hạt, rau bí, măng…
  • Kiêng đồ uống có gas, thực phẩm nhiều đường vì dễ làm tiêu chảy nặng thêm.
  • Với dầu mỡ, đạm thịt thì bạn nên cho trẻ dùng với lượng vừa phải để vẫn cung cấp đầy đủ năng lượng, nhưng không nên quá nhiều vì chúng thường khó tiêu, có thể làm tăng gánh nặng đường tiêu hóa.
Nếu sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng quan trọng của trẻ thì bạn vẫn nên cho trẻ dùng như cũ. Nhưng nếu con tiêu chảy kéo dài (quá 14 ngày) thì nên ngưng hoặc đổi qua sữa dành riêng cho trẻ tiêu chảy.

3. Khi nào cần cho bé đi khám?

Phần lớn các đợt tiêu chảy ở trẻ là tiêu chảy cấp. Trẻ đi ngoài nhiều trong 3 - 4 ngày đầu tiên, sau đó giảm dần số lần đi lẫn lượng nước trong phân và tự khỏi sau 1 tuần. Các bé vẫn tỉnh táo chơi được với điều kiện bù nước đầy đủ. Thế nhưng, khi gặp các triệu chứng dưới đây thì ba mẹ cần cho bé đến ngay bệnh viện để được điều trị kịp thời:
  • Sốt cao.
  • Nôn ói nhiều, đau bụng.
  • Khát nước dữ dội hoặc lừ đừ, không uống được nước.
  • Niêm mạc miệng và môi khô, mắt trũng, trẻ khóc không có nước mắt.
  • Phân có máu.
  • Đi ngoài hơn 8 lần trong 6h.
  • Không đi tiểu trong 4 - 6 tiếng liền.
  • Trẻ vẫn tiếp tục đi ngoài nhiều lần, nôn, ăn uống kém quá 3 ngày.

4. Cách phòng ngừa bệnh đường tiêu hóa cho trẻ

  • Cho trẻ ăn các thực phẩm sạch, an toàn, rõ nguồn gốc và được bảo quản đúng quy định.
  • Bổ sung thực phẩm đầy đủ các nhóm chất, đặc biệt là vitamin và chất xơ.
  • Sử dụng nước sạch trong chế biến và sinh hoạt.
  • Rửa tay sạch trước khi chuẩn bị đồ ăn cho bé.
  • Vệ sinh đồ chơi hay các vật dụng, vị trí trẻ hay tiếp xúc định kỳ mỗi 1 - 2 tuần.
  • Luyện tập cho bé thói quen rửa tay đúng cách trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Dọn tã bỉm của trẻ và vệ sinh toilet sạch sẽ để virus gây tiêu chảy không lây lan ra môi trường.
Trên đây là hướng xử trí khi bé bị chướng bụng tiêu chảy cùng một số lưu ý cần thiết. Tuy phần lớn trường hợp tiêu chảy có thể điều trị tại nhà được nhưng nếu tiêu chảy không thuyên giảm hoặc có dấu hiệu nghiêm trọng khác kèm theo, cha mẹ hãy đưa trẻ đi khám ngay tại cơ sở y tế gần nhất. Xem thêm: Cha mẹ nên làm gì khi bé đi ngoài nhiều lần trong ngày? Tài liệu tham khảo:
  • https://www.healthline.com/health/baby/baby-diarrhea#treatment
  • https://www.babycareadvice.com/blogs/physical-problems/gassy-baby
  • https://www.parents.com/recipes/scoop-on-food/reasons-your-kid-is-bloated-and-how-to-help/

Bài viết liên quan

Xem thêm »

TRÀNG PHỤC LINH PLUS

  • Hộp 20 viên: 195.000 đ/hộp
  • Lọ 80 viên: 689.000 đ/lọ (Tiết kiệm 91.000Đ)
Miễn phí giao hàng khi mua từ 01 lọ 80 viên hoặc 4 hộp 30 viên.
Sản phẩm Đơn giá Số lượng Thành tiền
TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Hộp 20 viên) 195.000 đ/hộp 195.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Lọ 80 viên) 689.000 đ/lọ 689.000 đ
Tổng giá trị đơn
Phí giao hàng
Tổng thanh toán
Cảm ơn bạn đã đặt hàng. Chúng tôi sẽ sớm liên lạc lại với bạn!
lMQ1tbB31LfZVRytRGeeNLlIUMX5QgpgQZ8s4odH.webp
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506
Loading...