Đau bụng đại tràng là triệu chứng thường gặp của rất nhiều bệnh. Vì vậy nếu không có các dấu hiệu đặc thù kèm theo, người bệnh rất khó để biết đau đại tràng do đâu, gây khó khăn trong việc điều trị. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra những vị trí đau đại tràng phổ biến, từ đó giúp dễ dàng nhận biết, phán đoán các bệnh lý liên quan.
1. Các vị trí đau bụng đại tràng
Đại tràng là phần dài nhất của ruột già, nằm ở cuối đường tiêu hóa, nối giữa ruột non và hậu môn. Đại tràng nằm trong khoang bụng, dài khoảng 1.5 m, có cấu tạo gồm đại tràng lên, đại tràng ngang, đại tràng xuống, đại tràng xích ma và trực tràng.
Hình ảnh đại tràng
Các cơn đau bụng đại tràng có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào dọc theo khung đại tràng. Các vị trí đau thường gặp nhất là vùng hạ sườn trái và hạ sườn phải, hố chậu trái và hố chậu phải và vùng quanh rốn.
2. Đặc điểm chung trong đau đại tràng của các bệnh đại tràng
Các bệnh đại tràng có đặc điểm chung là các cơn đau đại tràng thường âm ỉ hoặc quặn thắt, đau có tính chất lan tỏa.
Đau bụng đại tràng thường có tính chất lan tỏa
Đau đại tràng thường kèm theo cảm giác muốn đi ngoài, đi xong sẽ bớt đau.
Ngoài ra trong cơn đau có thể kèm thêm các triệu chứng chướng bụng, đầy hơi, tiêu chảy hoặc táo bón, đi ngoài ra máu và nhầy.
3. Phân biệt cơn đau ở các bệnh đại tràng
Viêm loét đại tràng
Viêm loét là bệnh thường gặp nhất ở đại tràng. Viêm loét đại tràng có thể do nhiễm khuẩn amip, vi khuẩn, virus, kí sinh trùng, hoặc do chế độ ăn không phù hợp.
Cơn đau do viêm loét đại tràng có thể xuất hiện ở nhiều thời điểm trong ngày, nhưng cường độ đau thường tăng sau bữa ăn no hay ăn các thức ăn cay nóng, uống, rượu bia, caffe,… Các cơn đau rất dễ tái phát.
Viêm đại tràng thường kèm theo đi ngoài ra máu
Ngoài cơn đau do viêm loét, người bệnh có thể mắc kèm rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy nhiều lần trong ngày, phân có nhầy, máu; táo bón, táo lỏng xen kẽ, mót rặn.
Xem thêm: Nguyên nhân gây đau bụng đi ngoài sau khi ăn cay, cách cải thiện?
Rối loạn chức năng đại tràng
Có rất nhiều nguyên nhân đẫn dến bệnh rối loạn đại tràng chức năng, phổ biến như ăn quá nhiều, ăn nhiều các gia vị gây kích ứng đại tràng, do căng thẳng thần kinh, do thuốc.
Đau bụng đại tràng là triệu chứng gặp ở hầu hết các trường hợp mắc rối loạn đại tràng chức năng. Các cơn đau lan tỏa hoặc khu trú quanh rốn và hố chậu. Đau dưới rối thường âm ỉ, đau trên rốn theo từng cơn mạnh. Cường độ đau có thể từ nhẹ ê ẩm đến nặng phải đi cấp cứu.
Rối loạn chức năng đại tràng là bệnh có tính chất mạn tính
Đau đại tràng trong rối loạn đại tràng chức năng có tính mạn tính, theo từng cơn, từng đợt, có tính chu kì. Đau có kèm theo rối loạn phân và chướng bụng đầy hơi.
Đau đại tràng do polyp
Polyp là các túi nhỏ trong lòng đại tràng do sự phát triển quá mức của niêm mạc. Polyp có thể xuất hiện ở bất kì vị trí nào trong đại tràng.
Các cơn đau đại tràng do polyp thường là do polyp làm tắc ruột. Bệnh nhân đau kèm theo cảm giác chướng bụng, đầy hơi, mót đi ngoài. Đau tăng nặng sau khi ăn no.
Cơn đau bụng trong poplyp đại tràng thường tăng lên sau khi ăn no
Nguy hiểm hơn, các polyp có thể bị nhiễm trùng, viêm loét hoặc phát triển thành khối u.
Khối u đại tràng, áp xe đại tràng
Đau do khối u và áp xe dữ dội hơn, đau tập trung tại một điểm. Các dấu hiệu đau dễ bị nhầm lẫn với các cơn đau bụng thông thường nên dễ bị bỏ qua, khi phát hiện khối u đã ở giai đoạn muộn.
Đau đại tràng do trĩ
Trĩ là bệnh lý thuộc hậu môn, các búi trĩ hình thành do sự giãn quá mức của các đám rối tĩnh mạch. Đau đại tràng trong trĩ kèm theo cảm giác rát, ngứa và cảm giác ẩm ướt ở vùng hậu môn, đi ngoài ra máu tươi và táo bón.
Cơn đau tăng lên khi đi ngoài làm người bệnh e ngại đi vệ sinh, do đó bệnh ngày càng nặng.
Đau bụng đại tràng do trĩ có thể cấp tính hoặc mạn tính
Cơn đau có thể cấp hoặc mạn tính. Đau có thể do tắc mạch trong búi trĩ hoặc nứt hậu môn.
Đau bụng đại tràng có xu hướng ngày càng tăng do môi trường làm việc căng thẳng, áp lực hay do chế độ ăn không hợp lý. Các dấu hiệu đau đại tràng thường không đặc hiệu. Tuy nhiên các cơn đau đại tràng dù âm ỉ cũng là dấu hiệu cảnh báo cho các bệnh nguy hiểm mà người bệnh cần chú ý.
Như vậy tình trạng đau bụng ở vị trí đại tràng thường liên quan đến nhiều bệnh, với mức độ, đặc điểm đau khác nhau. Nếu bạn cảm thấy đau bụng quặn, đau bụng kiểu co thắt, đau nhiều sau khi ăn thì rất có thể bạn đã mắc chứng bệnh phổ biến hiên nay là viêm đai tràng co thắt – hội chứng ruột kích thích. Đây là một bệnh mạn tính, khó điều trị dứt điểm và thường hay tái phát khi gặp yếu tố nguy cơ (thay đổi môi trường sống, ăn phải thực phẩm gây kích thích, tâm lý căng thẳng). Nếu không chữa trị kịp thời, người bệnh có thể sẽ phải sống chung cả đời với bệnh. Vậy nên, những người bị hội chứng ruột kích thích cần nhanh chóng có giải pháp điều trị thích hợp trước khi quá muộn.
Để kiểm soát tốt hội chứng ruột kích thích, xu hướng mới hiện nay là sử dụng các sản phẩm từ thảo dược như viên uống Tràng Phục Linh PLUS, với sự kết hợp của nhiều loại cao thảo dược như Hoàng Bá, Bạch Truật, Bạch Phục Linh, Bạch Thược đã được chứng minh an toàn và hỗ trợ giảm triệu chứng hiệu quả cho hội chứng ruột dễ kích thích.
Gọi ngay tổng đài miễn cước 18001506 để được tư vấn cụ thể các vấn đề về đại tràng
Để tìm mua Tràng Phục Linh PLUS, giảm các triệu chứng hội chứng kích thích ruột, mời bạn BẤM VÀO ĐÂY