Hội chứng ruột kích thích có chữa khỏi được không?

Hội chứng ruột kích thích là bệnh lý gây ra vô cùng nhiều phiền toái, ảnh hưởng không hề nhỏ tới cuộc sống người bệnh. Vậy hội chứng ruột kích thích có thể điều trị khỏi được không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau.

hoi-chung-ruot-kich-thich-co-chua-khoi-duoc-khong-1

Hội chứng ruột kích thích là gì?

Hội chứng ruột kích thích (hội chứng đại tràng kích thích, đại tràng co thắt) tên khoa học là Irritable Bowel Syndrome (IBS) là tình trạng rối loạn chức năng co thắt tự nhiên của ruột già. Mặc dù không xuất hiện tổn thương thực thể trong lòng đại tràng, nhưng hội chứng ruột kích thích gây ra hàng loạt các triệu chứng dai dẳng khiến người bệnh khổ sở, căng thẳng như:

  • Đau quặn bụng thường xuyên, nhất là sau khi ăn sáng.
  • Tiêu chảy nhiều lần trong ngày, tiêu chảy xen lẫn táo bón.
  • Đầy bụng khó tiêu sau mỗi lần ăn.

Về lâu dài, nếu như không quan tâm và điều trị kịp thời, khả năng hấp thu dinh dưỡng của đường ruột suy giảm sẽ khiến người bệnh gầy yếu. Bệnh nhân có thể bị suy kiệt, mệt mỏi về tinh thần, thậm chí là ung thư đại tràng…

Đây là tình trạng bệnh lý rất phổ biến, thường gặp trên nhiều đối tượng với độ tuổi khác nhau. Theo số liệu tại khoa khám bệnh (bệnh viện Bạch Mai, năm 2004), hội chứng ruột kích thích chiếm tỉ lệ 5 – 15% dân số và 80% các bệnh lý về tiêu hóa.

Hội chứng ruột kích thích có yếu tố nguy cơ rất đa dạng, tuy nhiên có thể kể đến một số yếu tố nguy cơ phổ biến như:

  • Chế độ ăn uống không phù hợp: một số loại thực phẩm không phù hợp hoặc chứa nhiều FODMAPs có thể là nguyên nhân gây ra hội chứng ruột kích thích. FODMAPs là tập hợp các phân tử thức ăn hấp thu chậm ở ruột và có dạng lên men là những carbohydrate chuỗi ngắn ở đại tràng. Sự lên men carbonhydrate này đã tạo ra khí gas, là một trong những yếu tố gây ra các triệu chứng như đầy hơi, táo bón, hay tiêu chảy… Một số loại thức ăn chứa nhiều FODMAPs có thể kể đến như táo, lê, xoài, mật ong, lúa mì, tỏi tây, atiso…
  • Căng thẳng: áp lực, stress là một trong những tác nhân xấu ảnh hưởng đến hệ thần kinh ruột.
  • Tác dụng phụ của thuốc: một số kháng sinh trị viêm dạ dày hoặc viêm đường ruột có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn đại tràng co thắt.

Cách xác định hội chứng ruột kích thích

Triệu chứng:

  • Xuất hiện tình trạng đau bụng hay khó chịu ở bụng. Các triệu chứng đau bụng diễn ra kéo dài ít nhất trong 3 tháng với tần suất tối thiểu mỗi tuần 1 lần.
  • Ngoài đau bụng, bệnh nhân còn xuất hiện các tình trạng bất thường như chướng bụng, táo bón hoặc tiêu chảy và cảm giác khó chịu khi đi đại tiện không hết phân.

Cận lâm sàng:

  • Hầu hết các xét nghiệm như xét nghiệm máu, xét nghiệm phân đều cho kết quả trong giới hạn bình thường, không xuất hiện ký sinh trùng hay hồng cầu trong phân.
  • Nội soi dạ dày: không có bất kỳ tổn thương, vết loét nào trong ống tiêu hóa.
  • X quang đại tràng: đường tiêu hóa bình thường hoặc có thể xuất hiện tình trạng co thắt ống tiêu hóa.

Do là bệnh lý mạn tính nên các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích sẽ lặp đi lặp lại, kéo dài nên ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của bệnh nhân. Các biểu hiện có thể gia tăng nếu người bệnh có chế độ ăn uống không hợp lý, thường xuyên chịu áp lực từ công việc, stress.

Hội chứng ruột kích thích
Triệu chứng của hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích có chữa khỏi được không?

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thắng – Nguyên phó giám đốc bệnh viện Nông Nghiệp cho biết: “Cho đến nay, nền y học của thế giới chưa tìm ra được nguyên nhân chính gây ra hội chứng ruột kích thích. Do đó, chưa thể điều trị tận gốc hội chứng này. Việc chữa trị chủ yếu là chữa triệu chứng kết hợp phòng tránh các tác nhân gây tác động xấu như stress, thói quen ăn uống không lành mạnh.”

Do không thể chữa khỏi hoàn toàn nên bạn hãy luôn tuân thủ các nguyên tắc điều trị. Tránh trường hợp chủ quan khi điều trị khỏi các triệu chứng mà phá vỡ chế độ ăn uống, không quan tâm đến các chỉ định của bác sĩ khiến cho bệnh sớm tái lại trong thời gian ngắn. Việc tái phát các triệu chứng nhiều lần còn dễ dẫn đến một số biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người bệnh.

PGS.TS Nguyễn Duy Thắng
PGS.TS Nguyễn Duy Thắng giải đáp câu hỏi: “Hội chứng ruột kích thích có chữa khỏi được không?”

Biến chứng của hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích là căn bệnh phổ biến, có thể gặp phải trên bất kỳ đối tượng nào. Tuy nhiên, rất nhiều người lại coi thường bệnh lý rối loạn tiêu hóa này, chỉ sử dụng các phương pháp điều trị tại chỗ các triệu chứng thường gặp như đau bụng, tiêu chảy, táo bón… Đây chỉ là các giải pháp tạm thời cải thiện các triệu chứng chứ không thể chữa khỏi được tận gốc nguyên nhân. Do đó, khi gặp tác nhân thích hợp thì bệnh lại tái phát, gây ra không ít phiền hà cho bệnh nhân.

Bên cạnh đó, nếu không có một phương pháp điều trị đúng cách, hội chứng đại tràng co thắt sẽ ngày càng tiến triển nặng hơn. Ban đầu chỉ là các rối loạn như táo bón, tiêu chảy, nhưng nếu lặp lại nhiều lần thì có thể gây ra sự tổn thương đường tiêu hóa dẫn đến nhiều biến chứng khác kèm theo.

Ngoài ra, ống tiêu hóa là nơi hấp thụ chất dinh dưỡng chính của cơ thể. Việc bệnh nhân gặp hội chứng ruột kích thích cũng khiến cho quá trình này bị ảnh hưởng. Từ đó gây ra tình trạng thiếu chất, suy nhược cơ thể, sức khỏe bị giảm sút.

Do đó, hội chứng ruột kích thích cần được phát hiện sớm, điều trị bằng phương pháp phù hợp để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Video: PGS.TS.BS Bùi Hữu Hoàng – Trưởng khoa tiêu hóa – Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM chia sẻ về việc điều trị hội chứng ruột kích thích.

Phương pháp điều trị Hội chứng ruột kích thích

Mặc dù hội chứng ruột kích thích không thể điều trị khỏi tận gốc nhưng bạn vẫn có thể cải thiện các triệu chứng của nó bằng các phương pháp sau đây. Có 2 phương pháp điều trị chính là phương pháp sử dụng thuốc và không sử dụng thuốc.

Phương pháp không sử dụng thuốc

Thay đổi thực đơn:

Thông thường, bạn chỉ cần thay đổi chế độ ăn uống đúng cách là đủ để cải thiện tình trạng bệnh.

  • Tránh sử dụng các loại thực phẩm sinh khí như bắp cải, hành tây, cải brussels, đậu khô, súp lơ.
  • Hạn chế các loại trái cây như táo, xoài, lê, dưa hấu xuất hiện trong thực đơn.
  • Thực phẩm chứa đường sữa (đường lactose) như: kem, sữa tươi…
  • Bổ sung chế phẩm sinh học chứa vi khuẩn có lợi như men vi sinh, sữa chua…
  • Không sử dụng các chất làm ngọt nhân tạo như sorbitol, mannitol, aspartame…
  • Hạn chế lúa mì, lúa mạch, mía, nho…
  • Tránh các thức ăn, đồ uống chứa cồn và các chất kích thích như cà phê, thuốc lá.
  • Giảm lượng gia vị trong quá trình nấu nướng, không ăn quá cay, chua.
  • Bạn không nên ăn quá no trong 1 lúc mà nên chia thành nhiều bữa nhỏ để giảm thiểu sự co bóp của đường ống tiêu hóa.
  • Nên ăn chậm, nhai kỹ trong quá trình ăn giúp thức ăn dễ dàng hấp thu hơn.
  • Ngoài ra, việc uống đủ nước mỗi ngày là rất quan trọng. Thông thường, mỗi ngày người bệnh nên uống đủ 2 lít nước đối với người lớn và khoảng 1,2 – 1,5 lít đối với trẻ em dưới 10 tuổi. Cung cấp đủ nước không chỉ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn mà còn giúp cải thiện triệu chứng táo bón, tránh mất nước khi bị tiêu chảy.

Theo tạp chí y khoa New Zealand năm 2016 có đến 3 trên 4 bệnh nhân giảm triệu chứng của hội chứng ruột kích thích sau khi sử dụng chế độ ăn ít FODMAPs từ 1-4 tuần. Những tác động của chế độ ăn này còn kéo dài trong tương lai.

Bạn cần thực hiện theo đúng chỉ dẫn của chuyên gia y tế về chế độ dinh dưỡng để vừa tránh sử dụng thực phẩm chứa FODMAPs, vừa không bị thiếu hụt các dưỡng chất quan trọng.

FODMAP là viết tắt của oligosacarit lên men, disacarit, monosacarit và polyol – các nhóm carbohydrate điển hình gây ra các triệu chứng tiêu hóa như đầy hơi, chướng bụng, đau bụng, tiêu chảy…Chế độ ăn FODMAPS được khuyến cáo lâm sàng để kiểm soát hội chứng ruột kích thích (IBS).

che-do-an-cho-hoi-chung-ruot-kich-thich

☛ Xem chi tiết: Cách tăng cân cho người bị hội chứng ruột kích thích

Thay đổi thói quen sinh hoạt của bản thân: 

  • Tránh stress và những suy nghĩ tiêu cực. Đây chính là 1 trong số nguyên nhân gây gia tăng mức độ co bóp của đại tràng.
  • Ngủ sớm, không thức quá khuya để hệ tiêu hóa được nghỉ ngơi.
  • Cân bằng cuộc sống và công việc, nghỉ ngơi hợp lý, không nên làm việc quá sức.
  • Thường xuyên tham gia tập thể dục, thể thao phù hợp với sức khỏe và độ tuổi như đi bộ, nhảy, đạp xe, bơi lội…

Đối với các bệnh nhân thường xuất hiện triệu chứng do tình trạng căng thẳng hay lo lắng, bác sĩ có thể cân nhắc việc điều trị tâm lý. Một số liệu pháp tâm lý và hành vi đã được chứng minh là có tác dụng cải thiện tình trạng tiêu hóa cho bệnh nhân.

Các biện pháp hỗ trợ điều trị tại nhà

Dùng tinh dầu bạc hà:

Một số nghiên cứu đã chứng minh tác dụng của dầu bạc hà có tác dụng trong việc giúp giãn cơ trơn, chống co thắt đường tiêu hóa. Bạn chỉ cần nhỏ 3 – 4 giọt tinh dầu bạc hà vào một cốc nước ấm hoặc bỏ 1 muỗng cà phê bạc hà khô vào 1 cốc nước sôi. Uống 2 – 3 lần mỗi ngày, liên tục cho đến khi triệu chứng của hội chứng ruột kích thích được cải thiện.

Dùng tâm sen, lá vông:

Uống chè tâm sen hay ăn canh lá vông cũng là biện pháp hỗ trợ điều trị hội chứng đại tràng co thắt hiệu quả tại nhà. Cả hai loại thảo dược đều có tác dụng an thần giúp giảm thiểu yếu tố nguy cơ về tâm lý. Đồng thời, cả hai còn làm giảm các kích thích thần kinh ở đại tràng giúp điều trị các triệu chứng co thắt gây khó chịu cho người bệnh.

Tập thiền, yoga:

Nếu bạn là người có thời gian có thể lựa chọn phương pháp thiền hoặc yoga để giảm căng thẳng cho bản thân. Một nghiên cứu trên 19 bệnh nhân trong 9 tuần cho thấy: chỉ với 20 phút mỗi ngày, 1,5 giờ mỗi tuần tập các bài tập thở, yoga, thiền đã ghi nhận giảm các triệu chứng rõ rệt so với trước đây.

Các biện pháp hỗ trợ điều trị tại nhà tuy đơn giản nhưng mang lại hiệu quả lớn trong quá trình điều trị bệnh. Bạn nên kết hợp các phương pháp để giúp cải thiện các triệu chứng nhanh chóng hơn.

Phương pháp dùng thuốc

Trong trường hợp việc thay đổi thói quen, chế độ ăn uống hay kể các liệu pháp tâm lý cũng không mang đến hiệu quả điều trị như mong muốn, bệnh nhân cần sử dụng thuốc để cải thiện tình trạng.

thuoc-tri-hoi-chung-ruot-kich-thich
Sử dụng thuốc điều trị triệu chứng của hội chứng ruột kích thích

Một số thuốc thường được chỉ định là:

  • Thuốc giảm đau như các loại thuốc giãn cơ, thuốc chống co thắt cơ trơn, thuốc kháng thụ thể Muscarinic (có nhiều tác dụng phụ như nhịp tim nhanh, khô miệng, rối loạn bàng quang, bí tiểu,.. Do đó, chống chỉ định sử dụng thuốc cho một số trường hợp mắc bệnh lý đường tiết niệu)
  • Thuốc chống tiêu chảy: Loperamid là thuốc được ưu tiên do có hiệu quả cao, không gây nghiện hay suy hô hấp. Tác dụng phụ phổ biến là gây táo bón.
  • Thuốc chống táo bón: Thường sử dụng các loại thuốc nhuận tràng như Forlax hay Duphalac.
  • Các chất tăng tái hấp thu nước, giảm hấp thu độc chất, bảo vệ niêm mạc ruột như đất sét hoạt (Smecta, Actapulgite), than hoạt (Carbogast, Carbotrim).
  • Thuốc chống trầm cảm ba vòng hoặc thuốc ức chế hấp thu serotonin SSRIs.
  • Ngoài ra, một số loại kháng sinh như Rifaximin cũng được dùng trong điều trị hội chứng ruột kích thích. Đây là kháng sinh đã được FDA phê duyệt với liều 3 viên 550mg/ngày, dùng liên tục trong 2 tuần.

Nhìn chung, hội chứng ruột kích thích có bản chất là sự rối loạn của đường tiêu hóa. Do đó, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa và điều trị. Kể cả khi bạn lựa chọn được loại thuốc phù hợp để triệu chứng nhưng bạn vẫn bắt buộc phải thay đổi và duy trì chế độ ăn uống phù hợp. Từ đó thì việc chữa trị mới có thể đạt kết quả cao.

☛ Xem thêm: Các bài thuốc đông y chữa hội chứng ruột kích thích hiệu quả bất ngờ

Tràng Phục Linh – Giải pháp chuyên biệt cho hội chứng ruột kích thích

Việc kết hợp nhiều loại thảo dược quý như bạch truật, bạch phục linh đặc biệt là 2 thành phần ImmuneGamma5-HTP đã tạo ra sản phẩm Tràng Phục Linh dành riêng cho hội chứng ruột kích thích.

Tràng Phục Linh không chỉ giúp cải thiện các triệu chứng như táo bón, tiêu chảy, đau bụng mà còn nâng cao sức đề kháng của ruột, bảo vệ niêm mạc đường tiêu hóa. Nhờ đó, hệ tiêu hóa sẽ luôn khỏe mạnh, hoạt động tốt, tăng cường khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng quan trọng nuôi dưỡng cơ thể.

Ngoài bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích, Tràng Phục Linh còn được nhiều chuyên gia y tế khuyên dùng cho nhiều đối tượng gặp các vấn đề về tiêu hóa khác như: viêm đại tràng cấp và mạn tính, rối loạn tiêu hóa do viêm đại tràng.

Tràng Phục Linh
Tràng Phục Linh – Giải pháp điều trị hội chứng ruột kích thích

Trên đây là toàn bộ giải đáp của Tràng Phục Linh cho câu hỏi: “Hội chứng ruột kích thích có chữa khỏi được không?”. Hi vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức và tìm được phương pháp chữa trị hiệu quả nhất.

Nguồn tham khảo:

  • https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/conditionsandtreatments/irritable-bowel-syndrome-ibs
  • https://www.healthdirect.gov.au/irritable-bowel-syndrome-ibs
  • https://benhvienthucuc.vn/hoi-chung-ruot-kich-thich-co-chua-khoi-duoc-khong/ 
  • http://www.benhvien115.com.vn/tu-van-bac-si/ts-bs-le-thi-tuyet-phuong-tu-vanhoi-chung-ruot-kich-thichvi-sao-dai-dang-/2019031606279338 
Cập nhật lúc: 29/02/2024
⭐ Từ 27/07-06/08: Tích đủ 6 điểm Tràng Phục Linh (nhãn xanh), Quý khách sẽ được tặng ngay 1 hộp Bạch Cam Trà hoặc Tô Sơn Trà Tràng Phục LInh. Chương trình áp dụng song song với khuyến mãi Tích 6 điểm tặng 1 thường niên. Chi tiết chương trình, vui lòng liên hệ hotline miễn cước: 1800.1506
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Viêm đại tràng tái đi tái lại gây nhiều bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người

Viêm đại tràng tái đi tái lại gây nhiều bất

Chào bác sĩ, năm nay tôi 32 tuổi. Khoảng 2 năm nay, tôi thường bị đi ngoài ngày nhiều lần,

Chào bác sĩ, năm nay tôi 32 tuổi. Khoảng 2

Tràng Phục Linh sản phẩm an toàn hiệu quả cho

Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như ai cũng đã từng trải qua. Sự khó chịu này

Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như

Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất phổ biến tại Việt Nam, không chỉ khiến người bệnh

Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất

Loading...