Đi ngoài ra máu cuối bãi là bệnh gì?
Đi ngoài ra máu cuối bãi là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý khác nhau ở dạ dày, hậu môn, trực tràng. Đó là những bệnh gì? Khi xuất hiện tình trạng này thì phải làm sao? Hãy cùng Tràng Phục Linh tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.
Mục lục
Đi ngoài ra máu cuối bãi là dấu hiệu của bệnh gì?
Đi ngoài ra máu cuối bãi là tình trạng chảy máu sau khi đi đại tiện hoặc thấy máu dính ở cuối phân. Dưới đây là một số lý do phổ biến có thể gây nên tình trạng bạn đi ngoài ra máu cuối bãi.
Bệnh trĩ
Bệnh trĩ là một trong những bệnh lý phổ biến ở vùng trực tràng – hậu môn. Khoảng 3 trong số 4 người trưởng thành mắc bệnh trĩ với tình trạng sưng tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng dưới (1). Vì vậy mà xuất hiện triệu chứng điển hình là đi ngoài ra máu, thông thường có màu đỏ tươi. Vì bệnh trĩ bắt đầu hình thành trên hoặc gần hậu môn, nên máu ít có thời gian đông lại và chuyển sẫm màu trước khi thoát khỏi cơ thể.
Những nguyên nhân có thể dẫn đến bệnh trĩ phải kể đến như căng thẳng quá mức khi đi đại tiện, ngồi toilet quá lâu, mang thai, táo bón hoặc tiêu chảy, quan hệ tình dục qua đường hậu môn. Ngoài ra, thừa cân cũng là một yếu tố nguy cơ cao gây ra bệnh.
Một số dấu hiệu cảnh báo bệnh trĩ như:
- Ngứa, kích ứng ở vùng hậu môn.
- Đau hoặc khó chịu.
- Chảy máu không đau khi đi tiêu. Bạn có thể thấy một lượng nhỏ máu đỏ trên khăn giấy vệ sinh hoặc trong bồn cầu.
- Sưng xung quanh hậu môn.
Nứt hậu môn
Hậu môn được bao bọc bởi một lớp mô mỏng và ẩm, được gọi là niêm mạc. Khi trên niêm mạc xuất hiện các vết rách nhỏ đó là tình trạng nứt hậu môn. Chúng thường gây đau và chảy máu khi đi đại tiện do phân kích thước lớn hoặc quá cứng. Nứt hậu môn rất phổ biến ở trẻ nhỏ nhưng có thể ảnh hưởng đến nhiều độ tuổi khác nhau, bao gồm cả người trưởng thành và người cao tuổi.
Hầu hết triệu chứng này sẽ thuyên giảm với các phương pháp điều trị đơn giản như bổ sung lượng chất xơ hàng ngày. Một số ít trường hợp, nứt hậu môn có thể mở rộng đến cơ vòng bên trong khiến các vết này khó lành hơn. Từ đó mà gây ra cảm giác vô cùng khó chịu, có thể cần dùng thuốc hoặc phẫu thuật để giảm đau và loại bỏ vết nứt.
Các biểu hiện khác của bệnh nứt hậu môn bao gồm:
- Đau, cơn đau càng dữ dội hơn khi đi đại tiện, có thể kéo dài đến vài giờ.
- Máu đỏ tươi trên phân hoặc giấy vệ sinh khi đi tiêu.
- Vết nứt có thể nhìn thấy ở da xung quanh hậu môn.
Viêm đại tràng
Đại tràng (ruột già) là bộ phận dễ bị viêm do nhiều nguyên nhân như nhiễm khuẩn, sử dụng kháng sinh kéo dài, chế độ ăn uống không khoa học…
Viêm đại tràng là bệnh khá phổ biến ở đường tiêu hóa gây tình trạng niêm mạc đại tràng bị sưng phù, lâu dài gây loét. Khi những vết loét ăn sâu vào lớp cơ gây chảy máu, dẫn đến tình trạng đi ngoài ra máu cuối bãi. Nếu không được điều trị dứt điểm sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng cuộc sống. Đồng thời, viêm đại tràng còn có nguy cơ dẫn đến tình trạng thủng, giãn hoặc xuất huyết đại tràng, thậm chí ung thư đại trực tràng rất nguy hiểm.
Tác động tiêu cực của bệnh viêm đại tràng phải kể đến:
- Đi đại tiện ra máu có màu đỏ hoặc sẫm màu xuất hiện bên ngoài phân, trộn lẫn với phân hoặc ở cuối bãi. Phân có thể lẫn chất nhầy.
- Đau âm ỉ hoặc dữ dội dọc theo khung đại tràng.
- Tiêu chảy, táo bón xen kẽ.
- Mệt mỏi, giảm cảm giác thèm ăn.
- Giảm cân ngoài ý muốn.
Bệnh viêm túi thừa
Một bệnh khác có thể dẫn đến hiện tượng chảy máu cuối bãi khi đi tiêu là bệnh về túi thừa. Viêm túi thừa là tình trạng viêm và nhiễm trùng của một hoặc nhiều túi nhỏ phình ra trong thành ruột già. Bệnh túi thừa khá phổ biến, trong trường hợp nhẹ thường được điều trị bằng thuốc, nặng có thể cần thiết phải tiến hành phẫu thuật.
Một số tác động tiêu cực đến cơ thể người bệnh viêm túi thừa như:
- Đau ở phía bên trái của bụng. Cơn đau bắt đầu nhẹ và tăng lên trong vài ngày hoặc đột ngột.
- Chảy máu khi đi tiêu.
- Buồn nôn, nôn.
- Sốt, ớn lạnh.
- Táo bón hoặc tiêu chảy (ít gặp hơn).
Viêm dạ dày ruột
Viêm dạ dày ruột là bệnh lý đường tiêu hóa với những vết viêm ở dạ dày, dẫn đến loét. Khi vết loét này ăn sâu vào niêm mạc có thể xuất hiện tình trạng chảy máu.
Nguyên nhân của viêm dạ dày ruột do nhiễm vi sinh vật gây bệnh ở dạ dày, đại tràng gây ảnh hưởng tới cơ thể như sau:
- Đau dạ dày.
- Đi ngoài ra máu cuối bãi.
- Nôn ói.
- Tiêu chảy thường xuyên, có chứa chất nhầy.
Biến chứng của bệnh viêm đại tràng thường gặp nhất là tình trạng mất dịch và chất điện giải. Nó xảy ra khi cơ thể nôn ói, đi ngoài và không được bù nước đủ. Mất nước nặng làm tụt huyết áp, giảm cung cấp máu tới các cơ quan quan trọng. Trường hợp nặng cần truyền dịch tĩnh mạch, phải nhập viện.
Viêm loét dạ dày tá tràng
Viêm loét dạ dày tá tràng là tình trạng viêm, loét phát triển trên niêm mạc bên trong dạ dày (loét dạ dày) hoặc phần trên của ruột non (loét tá tràng). Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra bệnh như nhiễm vi khuẩn, sử dụng thuốc giảm đau không steroid…
Triệu chứng phổ biến nhất ở người bị viêm loét dạ dày tá tràng là đau bụng. Một số ít trường hợp, xuất hiện máu đen trong phân, có thể trông giống nhựa đường do vết loét lấn sâu vào lớp cơ gây chảy máu.
Polyp đại tràng
Polyp đại tràng là một hay nhiều tế bào nhỏ hình thành trên niêm mạc đại tràng. Hầu hết các polyp đều không nguy hiểm, nhưng theo thời gian một số trường hợp đặc biệt có thể phát triển thành ung thư ruột kết, thường gây tử vong khi phát hiện ở giai đoạn muộn. Nguyên nhân của bệnh hiện nay chưa được biết rõ.
Bệnh hiếm khi gây ra triệu chứng. Bạn có thể không biết mình có một khối u nhỏ cho đến khi kiểm tra ruột thông qua một bệnh khác ở đường ruột. Một số ít người bị polyp đại tràng xuất hiện các biểu hiện sau:
- Đi ngoài ra máu cuối bãi. Máu có thể dưới dạng vệt đỏ trong phân hoặc có màu đen.
- Táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài hơn một tuần.
- Tắc nghẽn một phần ruột, dẫn đến đau bụng quặn thắt.
Ung thư đại tràng
Ung thư đại tràng là bệnh ung thư với mức độ nguy hiểm ngang hàng với ung thư gan nguyên phát. Các nhà khoa học ghi nhận, người bệnh có khả năng sống thêm được 5 năm sau khi phẫu thuật.
Chảy máu trực tràng màu đỏ tươi cuối bãi có thể do ung thư đại tràng (2). Những khối u trong đường tiêu hóa có thể bị viêm, loét gây chảy máu. Triệu chứng này có thể biểu hiện đơn lẻ hoặc kèm các vấn đề khác, bao gồm:
- Táo bón, tiêu chảy, liên tục muốn đi tiêu.
- Thay đổi hình dạng hoặc kích thước của phân.
- Đau bụng.
- Suy nhược, mệt mỏi, giảm cân ngoài ý muốn.
Để tìm hiểu thêm về dấu hiệu sớm của ung thư đại tràng mời bạn tham khảo dưới đây:
Khi nào đi cầu ra máu cuối bãi cần đi khám bác sĩ?
Nếu bạn tìm kiếm thông tin trực tuyến với những nội dung như “Phải làm gì khi đi ngoài ra máu cuối bãi?”, bạn sẽ nhận được nhiều lời khuyên giống nhau: “Hãy đi khám bác sĩ”. Tuy nhiên, hầu hết mọi người không có khả năng đến ngay phòng khám khi thấy một chút máu trong phân hoặc trên giấy vệ sinh, nhất là khi tình tràng xảy ra 1-2 lần rồi biến mất. Vậy cần làm gì khi thấy máu trong phân và khi nào bạn cần đến trung tâm y tế để chẩn đoán, điều trị?
Máu trong phân có màu đỏ tươi
Nếu bạn đang trong tình trạng sức khỏe tốt, chỉ thấy một lượng nhỏ máu đỏ tươi. Trước khi đi đến bác sĩ, bạn có thể thực hiện một số giải pháp sau:
- Ăn các thực phẩm giàu chất xơ để làm mềm phân, giúp việc đi đại tiện không còn căng thẳng nữa.
- Uống đủ nước vì khi nó ngấm vào chất xơ sẽ giúp phân nhỏ và mềm, dễ đi cầu hơn.
- Vệ sinh hậu môn sạch sẽ sau khi đi đại tiện. Đồng thời cần sử dụng khăn mềm và lau nhẹ nhàng sau khi đi vệ sinh.
- Không ăn những thực phẩm cay nóng, chiên xào, bia rượu, cà phê…
- Quan hệ tình dục an toàn.
- Hoạt động thể lực vừa phải, tránh những môn phải gắng sức.
- Giữ tâm trạng vui vẻ, lạc quan, hạn chế căng thẳng, lo lắng.
Nếu tình trạng đi ngoài ra máu cuối bãi không cải thiện mà vẫn tiếp tục trong 2-3 tuần thì lúc này bạn cần đến thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
Máu trong phân sẫm màu
Máu ở trong đường tiêu hóa càng lâu thì càng sẫm màu. Điều này do các chất hóa học trong cơ thể tiết ra giúp phân hủy thức ăn. Nếu máu trong phân có màu sẫm thì nguyên nhân thường ít lành tình hơn, do đó cần được quan tâm và thăm khám bác sĩ sớm hơn.
Xuất hiện những triệu chứng khác
Khi tình trạng máu trong phân kèm theo những triệu chứng dưới đây bạn cũng cần đến thăm khám bác sĩ vì nó có thể là dấu hiệu của những bệnh lý được kể ở trên.
- Khó thở, tức ngực.
- Đau bụng dưới dữ dội, có lan sang xung quanh như đau lưng.
- Chóng mặt, mệt mỏi, sốt.
- Giảm cân không rõ lý do.
- Chảy máu mũi, mắt, tai.
- Tiêu chảy, phân dài, mỏng kéo dài trong 3 tuần trở lên.
- Nhầm lẫn hoặc mất ý thức.
☛ Xem chi tiết: Đi ngoài ra máu sau khi uống rượu bia do đâu? Phải làm gì để cải thiện?
Chẩn đoán và điều trị
Chẩn đoán bệnh
Các chuyên gia y tế cần thực hiện một số phương pháp khác nhau để chẩn đoán bệnh như:
- Khám sức khỏe: Bác sĩ sẽ lắng nghe âm thanh bằng ống nghe và gõ vào một số vùng nhất định trong bụng.
- Xét nghiệm máu giúp xác định lượng máu đang chảy có nguy cơ gây thiếu máu hay không.
- Nội soi: Nếu đi tiêu thấy máu cuối bãi cần thiết phải tiến hành nội soi đại tràng để kiểm tra tình trạng của niêm mạc đường tiêu hóa.
- Xét nghiệm hình ảnh như chụp cắt lớp vi tính.
Điều trị
Dựa vào từng loại bệnh làm xuất hiện tình trạng đi tiêu chảy máu cuối bãi mà bác sĩ sẽ kê đơn điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật khi cần thiết.
Khi đi ngoài ra máu cuối bãi do bệnh trĩ, trước tiên cần ưu tiên thay đổi chế độ ăn uống, sau đó nếu không hiệu quả mới tiến hành sử dụng thuốc. Nếu do ung thư đại tràng cần một kế hoạch điều trị cụ thể, thường là loại bỏ khối u.
Thực phẩm dành cho người đi tiêu ra máu cuối bãi
Triệu chứng đi ngoài ra máu cuối bãi có thể chỉ xảy ra 1-2 lần và sau đó ngừng lại. Tuy nhiên nếu không có chế độ ăn uống khoa học và lối sống lành mạnh, nó sẽ tiếp tục xảy ra và nghiêm trọng hơn những lần trước.
Chính vì vậy, bạn cần bổ sung một số loại thực phẩm giúp cải thiện tình trạng này và ngăn ngừa tái phát, bao gồm:
Chất xơ
Các loại rau củ (khoai lang, củ cải, cà rốt, khoai tây…) và trái cây tươi chứa nhiều chất xơ có lợi cho đường ruột.
Bên cạnh đó, những thực phẩm này còn chứa tinh bột kháng (một dạng carbonhydrate không bị hấp thu khi đi qua ruột). Tinh bột kháng giúp nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi trong ống tiêu hóa. Điều này không chỉ làm giảm táo bón, ngăn ngừa chảy máu trực tràng, mà còn bảo vệ sức khỏe đường ruột của bạn.
Việc bổ sung chất xơ nên bắt đầu từ từ để cơ thể có thời gian điều chỉnh. Những thay đổi đột ngột trong thói quen ăn uống có thể dẫn đến khó chịu khi đi tiêu hoặc bị đau bụng.
Thực phẩm mềm
Những thực phẩm mềm có thể giúp giảm ngay tình trạng đi đại tiện ra máu cuối bãi nếu do phân quá lớn hoặc quá cứng. Bên cạnh đó, thức ăn mềm còn giúp niêm mạc nhanh chóng bình phục hơn sau khi bị tổn thương. Một số gợi ý như cháo, khoai tây nghiền, bột ăn liền…
Đồng thời, bạn cũng cần hạn chế những thực phẩm kích thích đường tiêu hoá như thức ăn cay, chiên rán nhiều dầu mỡ.
☛ Tìm hiểu thêm: 6 loại trái cây tốt cho người bị viêm đại tràng
Thực phẩm chống viêm
Một số bệnh lý như viêm loét đại tràng, viêm đại tràng… có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng phân có máu. Do đó, người bệnh cần thiết bổ sung những thực phẩm giúp giảm viêm tự nhiên như:
- Thực phẩm giàu acid béo omega-3 trong cá hồi, cá ngừ… Nếu bạn ăn chay có thể bổ sung bằng quả óc chó hoặc hạt lanh.
- Khoai lang chứa choline giúp giảm viêm. Ăn loại củ này thường xuyên có lợi trong việc kiểm soát chảy máu.
- Củ nghệ được biết đến từ lâu với tác dụng chống viêm.
- Trái cây và rau quả giúp bổ sung hoạt chất tiêu viêm, chất xơ và cả vitamin.
Tràng Phục Linh PLUS – Sản phẩm chuyên biệt cho người viêm đại tràng
Nếu đã đi khám và được chẩn đoán tình trạng đi ngoài ra máu cuối bãi là do viêm đại tràng, bạn có thể dùng sản phẩm bổ sung chuyên biệt như Tràng Phục Linh PLUS sẽ hỗ trợ sớm chấm dứt tình trạng này.
Sản phẩm đã được chứng minh tác dụng bởi Đại học Y Hà Nội và là một trong rất ít thành tựu của Việt Nam được trường Y Keck, Đại học Nam California và trang thông tin Y khoa uy tín nhất thế giới của Hoa Kỳ – Pubmed công nhận khả năng tái tạo, phục hồi niêm mạc và giảm co thắt đại tràng.
Sản phẩm dành cho những đối tượng sau:
- Người có biểu hiện như: đi ngoài ra máu; đau bụng có lúc quặn thắt, nổi cục cứng ở bụng, đi ngoài nhiều lần, lúc táo bón, lúc tiêu chảy; phân thường đầu rắn, đuôi nát, thỉnh thoảng kèm máu hoặc chất nhày…
- Người mắc viêm đại tràng cấp và mạn tính, đại tràng co thắt.
- Bệnh đại tràng lâu năm, uống nhiều thuốc tây y nhưng không khỏi.
Tràng Phục Linh là sự kết hợp tuyệt vời giữa y học hiện đại và y học cổ truyền giúp cải thiện hiệu quả triệu chứng của viêm đại tràng, trong đó có đi ngoài ra máu cuối bãi.
- Immune Gamma là thành tựu công nghệ sinh học của Mỹ hỗ trợ bảo vệ niêm mạc đại tràng, tăng cường sức đề kháng đường ruột.
- Hoạt chất hóa học nội sinh 5-HTP giúp giảm nhanh các triệu chứng.
- Dược liệu Bạch truật, Bạch Phục Linh, Hoàng Bá… được sử dụng từ lâu đời trong điều trị bệnh đường tiêu hóa.
– Để đặt mua và thanh toán tại nhà, vui lòng xem TẠI ĐÂY.
– Để tìm nhà thuốc gần nhất bán Tràng Phục Linh PLUS vui lòng xem TẠI ĐÂY.
Tình trạng đi ngoài ra máu cuối bãi có thể do nhiều nguyên nhân bệnh lý khác nhau, từ đó mà có các biện pháp điều trị thích hợp. Mong rằng với những kiến thức trong bài viết sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về tình trạng của mình. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe.
Nguồn tham khảo
- https://www.self.com/story/blood-in-poop-causes-advice
- https://www.uptodate.com/contents/blood-in-the-stool-rectal-bleeding-in-adults-beyond-the-basics
- https://www.mayoclinic.org/symptoms/rectal-bleeding/basics/when-to-see-doctor/sym-20050740
- (1) https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hemorrhoids/symptoms-causes/syc-20360268
- (2) https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/14501-colorectal-colon-cancer
Tư vấn miễn cước gọi
18001506Bài viêt liên quan
- Viêm đại tràng là gì? Có thể chữa khỏi được không?
- Nhậu vào là đi ngoài – Chuyên gia hé lộ nguyên nhân khiến bạn giật mình!
- Viêm đại tràng tái đi tái lại, dùng Tràng Phục Linh
- Táo bón kéo dài do đâu? Cách phòng trị tại nhà
- Nguyên nhân vì sao cứ viêm đại tràng là đi cầu nhiều lần? Liệu Viêm đại tràng chữa 1 lần là khỏi?
Viêm đại tràng tái đi tái lại gây nhiều bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người
Viêm đại tràng tái đi tái lại gây nhiều bất
Chào bác sĩ, năm nay tôi 32 tuổi. Khoảng 2 năm nay, tôi thường bị đi ngoài ngày nhiều lần,
Chào bác sĩ, năm nay tôi 32 tuổi. Khoảng 2
Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như ai cũng đã từng trải qua. Sự khó chịu này
Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như
Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất phổ biến tại Việt Nam, không chỉ khiến người bệnh
Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất