Đi ngoài ra chất nhầy màu đỏ là bệnh gì?
Chất nhầy là một phần tự nhiên của cơ thể, có ở nhiều bộ phận như mũi, miệng, thực quản, phổi và được tìm thấy nhiều nhất ở ruột. Đi ngoài ra chất nhầy màu đỏ có thể là triệu chứng cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm cho sức khoẻ. Vậy, tình trạng này là dấu hiệu của bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn vấn đề này thông qua bài viết dưới đây.
Mục lục
Đi ngoài ra chất nhầy màu đỏ là bệnh gì?
Chất nhầy màu đỏ trong phân có thể do các bệnh lý về đường tiêu hóa gây ra, bao gồm:
Táo bón kéo dài
Táo bón lâu ngày làm phân khô cứng, khó khăn khi đi đại tiện. Người bệnh cần tạo một áp lực để đẩy phân ra ngoài. Chất nhầy màu đỏ xuất hiện là do phân vón cục và quá cứng va chạm làm tổn thương thành ruột gây chảy máu. Táo bón có thể do các loại thức ăn khó tiêu, chứa nhiều tanin gây ra. Nếu táo bón kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ và chất lượng cuộc sống.
Viêm đại tràng
Khi niêm mạc đại tràng bị tổn thương, lượng chất nhầy được tiết ra bất thường, tùy vào tình trạng bệnh mà số chất nhầy đi ra ngoài theo phân nhiều hay ít. Thường xuyên có cảm giác buồn rặn nhưng không đi ngoài được. Xuất hiện những cơn đau quặn bụng bên trái hoặc ở dưới rốn. Nếu chất nhầy màu đỏ, nghĩa là đại tràng đang viêm loét nghiêm trọng cần điều trị sớm.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Viêm đại tràng – Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Nứt kẽ hậu môn
Nứt kẽ hậu môn là tình trạng lớp niêm mạc ở bên trong trực tràng bị tổn thương do táo bón. Người bệnh sẽ thấy đau rát khi đi đại tiện và kèm theo chất nhầy màu đỏ trong phân. Để tránh viêm nhiễm cần vệ sinh sạch sẽ hậu môn sau khi đi tiêu bằng nước muối loãng.
Kiết lị
Kiết lỵ là tình trạng nhiễm trùng ở ruột già do vi khuẩn shigella gây ra. Hầu hết nhiễm trùng ở dạng mang mầm bệnh không triệu chứng, một số biểu hiện ở dạng tiêu chảy nhẹ kéo dài, đi ngoài ra chất nhầy màu đỏ kèm đau bụng, đau hậu môn, cảm giác mót rặn. Bệnh không chỉ gây ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc mà còn là nguyên nhân hàng đầu của bệnh trĩ.
Bệnh trĩ
Đây là bệnh lý khá phổ biến, đặc biệt thường gặp nhất ở những người làm việc văn phòng. Bệnh xảy ra khi những đám rối tĩnh mạch giãn nở quá mức và tạo thành búi trĩ. Tình trạng này nếu không được điều trị sớm, có thể dẫn đến thiếu máu, nhiễm trùng và áp xe vùng hậu môn.
Polyp đại trực tràng
Khi niêm mạc đại trực tràng có sự tăng sinh bất thường và phát triển quá mức sinh ra các khối u lồi trong lòng ruột già gọi là polyp. Kích thước của các khối polyp có thể khác nhau, u càng lớn càng ẩn chứa nhiều nguy hiểm.
Các polyp đại trực tràng đa số ở dạng lành tính. Dấu hiệu thường thấy nhất ở người mắc bệnh này là chảy máu từ trực tràng hoặc có lẫn máu trong phân. Polyp lớn có thể gây đau quặn bụng hoặc gây tắc ruột. Đi ngoài ra chất nhầy màu đỏ, tiêu chảy chính là những biểu hiện đến sớm của căn bệnh này.
Ung thư trực tràng
Ung thư trực tràng là một bệnh lý ung thư đường tiêu hóa rất phổ biến và gây tử vong cao thứ 4 trên thế giới sau ung thư dạ dày, ung thư phổi và ung thư gan.
Người bị ung thư trực tràng thường bị rối loạn tiêu hóa, đi ngoài nhiều lần trong ngày kèm theo máu hoặc chất nhầy màu đỏ. Chán ăn, ăn không ngon miệng, khó tiêu, đầy hơi là triệu chứng thường thấy ở bệnh nhân ung thư đại tràng. Tình trạng này kéo dài khiến cơ thể mệt mỏi, sút cân.
Nguyên nhân khác
Ngoài ra, nếu bạn bị ngộ độc thực phẩm sẽ gặp phải các triệu chứng giống như cảm cúm và phân có chất nhầy màu đỏ.
Bên cạnh đó, khi cơ thể bị mất nước chất nhầy sẽ tiết ra nhiều hơn để chống lại sự thiếu hụt nước cho các bộ phận. Chất nhầy được sản xuất nhiều nhất tại ruột non, sau đó sẽ ồ ạt trôi theo phân ra ngoài vì không đủ chỗ chứa trong ruột.
Phương pháp chẩn đoán
Để chẩn đoán tình trạng đi ngoài ra chất nhầy màu đỏ, bác sĩ sẽ đặt một số câu hỏi đề nghị người bệnh mô tả về hình dạng, màu sắc phân và tần xuất đi đại tiện trong ngày.
Bên cạnh đó, bác sĩ có thể sử dụng nhiều phương pháp chẩn đoán khác nhau để tìm ra nguyên nhân gây bệnh, bao gồm:
- Khám trực tiếp bằng cách ấn tay vào vùng bụng của bệnh nhân.
- Làm các xét nghiệm sinh hoá: máu, phân, nước tiểu.
- Nội soi đại tràng: sử dụng một ống mỏng, di chuyển linh hoạt có camera để quan sát bên trong ruột của người bệnh.
- Nội soi thực quản, dạ dày.
- Chụp X-quang.
- Nội soi bằng viên nang: đây là phương pháp sử dụng viên nang có chứa một camera rất nhỏ, viên nang di chuyển giống như một mẩu thức ăn qua thực quản, xuống dạ dày, đại tràng và có thể ghi lại 3 hình mỗi giây, hình ảnh thu lại được rất rõ nét.
Đi ngoài ra chất nhầy màu đỏ có nguy hiểm không và điều trị như thế nào?
Tình trạng này khiến người bệnh cảm thấy đau đớn, mệt mỏi làm ảnh hưởng đến sức khoẻ, chất lượng cuộc sống và hiệu quả công việc suy giảm.
Nếu đi ngoài kèm theo chất nhầy màu đỏ trong thời gian dài cơ thể dần bị suy nhược, sức đề kháng giảm, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công.
Bên cạnh đó, bệnh có thể để lại một số biến chứng nguy hiểm như:
- Xuất huyết đường tiêu hoá.
- Hoại tử hậu môn.
- Ung thư đại trực tràng.
Nếu nguyên nhân gây bệnh do viêm đại tràng, không được điều trị thì ổ loét xuất hiện nhiều, lâu ngày ăn sâu và bào mỏng thành đại tràng dẫn tới thủng đại tràng. Viêm đại tràng hiện nay, đặc biệt là viêm cấp được điều trị chủ yếu bằng kháng sinh như: vancomycin, biseptol, metronidazol. Trường hợp nặng có biến chứng cần phải phẫu thuật cắt bỏ một phần hay toàn bộ đại tràng thông qua đường nội soi hoặc mổ mở.
Đối với trường hợp đi ngoài ra chất nhầy màu đỏ do polyp đại trực tràng nếu không có biện pháp chữa trị sớm để polyp tăng số lượng lên nhiều sẽ dẫn đến nguy cơ cao tiềm ẩn ung thư. Phương pháp điều trị polyp trực tràng hay được các bác sĩ khuyến cáo là cắt bỏ hết những polyp trong ruột già. Polyp được cắt bỏ trong quá trình nội soi đại tràng bằng cách dùng dao để cắt hoặc dao để đốt điện.
Để khắc phục tình trạng đi ngoài ra chất nhầy màu đỏ tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây ra mà có thể cần dùng thuốc hoặc không.
Bên cạnh việc điều trị chuyên sâu theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh cũng cần lưu ý:
- Luyện tập thói quen đi đại tiện vào khung giờ nhất định trong ngày, không đọc sách báo hay sử dụng điện thoại khi đi vệ sinh.
- Vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ, sát khuẩn bằng cách ngâm nước muối loãng.
- Cung cấp đủ nước cho cơ thể: nên uống nhiều nước lọc, nước ép hoa quả và ăn nhiều rau xanh để ngăn ngừa táo bón.
- Thêm chất xơ trong chế độ ăn hàng ngày.
- Bổ sung các thực phẩm có chứa lợi khuẩn và kháng viêm như sữa chua, kefir, các loại rau lá xanh đậm (súp lơ xanh, rau bina…), các loại quả mọng.
- Chế độ dinh dưỡng hợp lý và lối sống lành mạnh.
- Hạn chế sử dụng đồ ăn nhanh, chiên xào nhiều giàu mỡ, cay nóng, khó tiêu.
- Tránh sử dụng các chất kích thích, rượu bia, nước chè đặc, đồ uống có ga.
- Cần ngủ nghỉ đúng giờ, tránh căng thẳng mệt mỏi kéo dài.
- Thường xuyên vận động nhẹ nhàng giúp tăng cường lưu thông máu trong cơ thể.
Bài thuốc dân gian cải thiện tình trạng đi ngoài ra chất nhầy màu đỏ
Nghệ vàng
Củ nghệ hay còn gọi là khương hoàng, có vị cay đắng, mùi thơm hắc, tính ấm. Tác dụng hành khí, thông kinh, chỉ thống, tiêu mủ, kháng viêm, liền sẹo. Là vị thuốc nam dùng để chữa các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, nhất là viêm loét dạ dày và đại tràng.
Thường kết hợp tinh bột nghệ với mật ong nguyên chất trộn thành hỗn hợp sền sệt đem phơi khô hoặc bảo quản trong hũ thuỷ tinh để ngăn mát tủ lạnh sử dụng hàng ngày.
Rau sam
Rau sam có vị mát, được biết đến như một loại thuốc kháng viêm, giúp lưu thông máu, nhuận tràng, hỗ trợ cải thiện bệnh trĩ. Người bệnh có thể áp dụng cách dùng sau:
Dùng 1 nắm rau sam rửa sạch, giã lấy nước, bỏ bã rồi thêm đường hoặc mật ong. Uống khi đói, mỗi ngày một lần, liên tục trong nhiều ngày.
Ngải cứu
Ngải cứu có vị đắng, kháng viêm rất tốt để điều trị các bệnh về tiêu hóa như: bệnh trĩ, táo bón, đi cầu ra máu. Người bệnh có thể ăn ngải cứu kèm với trứng, ép lấy nước hoặc giã nát đắp vào vùng hậu môn.
Cỏ nhọ nồi
Cỏ nhọ nồi còn có tên là cỏ mực, là loài thân thảo phân bố hầu hết ở các tỉnh đồng bằng trung du. Có tác dụng cầm máu, ức chế một số chủng vi khuẩn gây hại cho hệ tiêu hoá và hiệu quả với chứng táo bón và khó tiêu. Do đó thích hợp sử dụng cho chứng đi ngoài ra chất nhầy màu đỏ.
Liều dùng mỗi ngày từ 6g đến 12g đối với loại thuốc sắc hoặc tán bột. Dùng tươi, lượng 50g đến 100g, xay lấy nước bỏ bã.
Củ riềng
Củ riềng tên gọi khác là lương khương, có vị cay, tính nóng. Tác dụng ôn trung, tán hàn, giảm đau… chuyên dùng để hỗ trợ các chứng ăn không tiêu, đầy bụng, ợ hơi, tiêu chảy kèm chất nhầy hoặc máu.
Lá mơ lông
Lá mơ lông có vị chua, tính bình, giúp trừ phong, giảm đau, thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng. Hợp chất chiết xuất từ lá mơ có hoạt tính sinh lý cao với cơ thể con người, đặc biệt là hệ thần kinh. Các chất tinh dầu trong lá mơ có tác dụng như thuốc kháng sinh và chống viêm, nên loại lá này có thể được sử dụng để chữa một số bệnh như viêm dạ dày, tiêu chảy, viêm tai giữa. Chính vì vậy, loại lá này thường được ăn kèm với các món thịt nhiều đạm để phòng ngừa chứng khó tiêu.
- Nếu bị đau dạ dày có thể lấy 20-30g lá mơ rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước uống 1 lần trong ngày.
- Với người bị kiết lị, nếu bệnh mới phát, thì lấy một nắm lá mơ lá phèn đen, nhúng qua nước sôi, giã nát, vắt lấy nước cốt, uống 2 lần trong ngày.
Video lá mơ tía vị thuốc dân gian
Nước gạo rang
Gạo tẻ vo sạch để ráo nước rồi rang vàng, thêm một lượng nước phù hợp và đun sôi trên bếp 2 đến 3 phút. Chắt lấy nước uống liên tục trong ngày thay nước lọc thông thường giúp bổ sung dưỡng chất và cân bằng lượng nước bị thiếu hụt cho cơ thể do chứng tiêu chảy đem lại.
Rau diếp cá
Diếp cá là một loại kháng sinh tự nhiên có tính mát với nhiều công dụng tuyệt vời được lưu truyền trong dân gian. Có tác dụng hiệu quả trong việc cầm máu, chữa bệnh trĩ và táo bón. Người bệnh có thể ăn sống, ép nước uống, nấu nước xông hoặc ngâm hậu môn.
Giải pháp hay cho chứng đi ngoài ra chất nhầy màu đỏ do viêm đại tràng
Viêm đại tràng là bệnh lý đường tiêu hóa gây ra tình trạng đi ngoài ra chất nhầy màu đỏ. Để khắc phục tình trạng bệnh cần tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh. Bên cạnh đó, người bệnh có thể kết hợp sử dụng viên uống Tràng Phục Linh PLUS được bào chế từ: bạch phục linh, bạch truật, bạch thược, hoàng bá…
Tràng Phục Linh PLUS thích hợp sử dụng cho nhiều bệnh khác nhau:
- Người bị đi ngoài ra chất nhầy màu đỏ, đi ngoài ra máu.
- Rối loạn tiêu hóa, viêm đại tràng cấp và mãn tính, hội chứng ruột kích thích.
- Đau quặn bụng, đau dọc khung đại tràng.
Ngoài ra, sản phẩm này có chứa hoạt chất hóa học nội sinh 5-HTP và hoạt chất sinh học ImmuneGamma giúp:
- Tăng cường hệ miễn dịch.
- Phục hồi niêm mạc đường tiêu hóa.
- Cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
Nhà thuốc bán Tràng Phục Linh PLUS gần nhất xem TẠI ĐÂY
Trên đây là những thông tin chi tiết trả lời cho câu hỏi đi ngoài ra chất nhầy màu đỏ là bệnh gì? Biết được nguyên nhân, thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và sinh hoạt lành mạnh, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được những triệu chứng của bệnh.
Tài liệu tham khảo:
- https://www.webmd.com/digestive-disorders/mucus-in-poop-stool
- https://www.healthline.com/health/mucus-in-stool
- Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – GS. Đỗ Tất Lợi
Tư vấn miễn cước gọi
18001506Bài viêt liên quan
- Viêm đại tràng là gì? Có thể chữa khỏi được không?
- Nhậu vào là đi ngoài – Chuyên gia hé lộ nguyên nhân khiến bạn giật mình!
- Viêm đại tràng tái đi tái lại, dùng Tràng Phục Linh
- Táo bón kéo dài do đâu? Cách phòng trị tại nhà
- Nguyên nhân vì sao cứ viêm đại tràng là đi cầu nhiều lần? Liệu Viêm đại tràng chữa 1 lần là khỏi?
Viêm đại tràng tái đi tái lại gây nhiều bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người
Viêm đại tràng tái đi tái lại gây nhiều bất
Chào bác sĩ, năm nay tôi 32 tuổi. Khoảng 2 năm nay, tôi thường bị đi ngoài ngày nhiều lần,
Chào bác sĩ, năm nay tôi 32 tuổi. Khoảng 2
Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như ai cũng đã từng trải qua. Sự khó chịu này
Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như
Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất phổ biến tại Việt Nam, không chỉ khiến người bệnh
Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất