Đi ngoài nhiều lần trong ngày là bệnh gì?
Nhu cầu đại tiện là nhu cầu bức thiết nhằm đào thải các chất dư thừa ra khỏi cơ thể. Quá trình đi cầu của bạn sẽ diễn ra trong tần suất nhất định. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà bỗng dưng bạn bị đi ngoài nhiều lần trong ngày. Thậm chí đây có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề về sức khỏe mà bạn cần chú ý. Tìm hiểu đi ngoài nhiều lần trong ngày là bệnh gì và làm thế nào để khắc phục tình trạng này qua bài viết sau đây.
Mục lục
Đi ngoài nhiều lần trong ngày có bình thường không?
Thực tế, không có một quy ước cụ thể nào về số lần đi cầu mỗi ngày của bạn trong ngày. Đối với người này đi ngoài 3 lần trong ngày là bình thường nhưng đối với người khác thì đây có thể là biểu hiện bất thường. Do mỗi người có một thể trạng, chế độ ăn uống và vận động khác nhau nên thói quen đi vệ sinh cũng không giống nhau.
Ở cơ thể có hệ tiêu hóa khỏe mạnh thông thường chỉ đi đại tiện 1 lần trong ngày. Tùy thuộc vào lượng thức ăn mà người đó tiêu thụ cũng như chế độ tập luyện. Với những người tiêu thụ lượng thức ăn lớn, bổ sung nhiều chất xơ hay tập luyện với cường độ cao cơ thể nhanh chóng đào thải cặn bã ra ngoài cơ thể. Bạn có thể đi đại tiện nhiều hơn 1 lần trong ngày. Trạng thái này tốt và không có vấn đề gì phải lo ngại về sức khỏe.
Tuy nhiên, có nhiều trường hợp đi đại tiện nhiều lần trong ngày cảnh báo nguy cơ mắc bệnh lý. Đặc biệt khi đi ngoài nhiều lần kèm theo các dấu hiệu khác như phân lỏng nát, không thành khuôn, phân sống, đau bụng, chướng bụng, đầy hơi, cơ thể mệt mỏi…Bạn không nên chủ quan khi gặp phải hiện tượng này mà cần thăm khám để tìm hiểu nguyên nhân, khắc phục ngay.
Xem thêm: Đi đại tiện ngày 3 lần có tốt không?
Đi ngoài nhiều lần trong ngày cảnh báo bệnh gì?
Đi ngoài nhiều lần trong ngày cũng có thể do những nguyên nhân đơn giản như tập luyện thể dục thường xuyên, tăng cường độ tập luyện hoặc thay đổi chế độ dinh dưỡng. Hoặc chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ cũng gây ảnh hưởng tới tần suất đi cầu trong ngày. Tuy nhiên, đi ngoài nhiều lần trong ngày là dấu hiệu bất thường cảnh báo bệnh lý ảnh hưởng tới sức khỏe như:
Viêm đại tràng
Đi đại tiện nhiều lần trong ngày có thể cảnh báo viêm đại tràng. Người bệnh thường xuyên đi đại tiện vào buổi sáng, ngủ dậy xong đi ngoài, ăn sáng xong lại buồn đi đại tiện thêm một lần nữa. Thậm chí, có buổi sáng đi ngoài 3 – 4 lần. Tình trạng này nặng lên khi người bệnh ăn uống không kiêng khem như ăn các đồ cay nóng, chua, đồ ăn sống lạnh, rượu bia, chất kích thích…Ngoài ra, cơ thể còn có một số dấu hiệu như sau:
- Số lần đi đại tiện tăng trong ngày, phân có nhầy hoặc đôi khi kèm máu. Đôi khi bị táo bón, táo lỏng, sau đại tiện bị đau hậu môn.
- Đau bụng ở vùng hố chậu, hạ sườn phải, đau quặn thắt từng cơn hoặc đau âm ỉ, đau có thể lan dọc theo khung đại tràng.
- Sau đại tiện có cảm giác thoải mái hơn, đau dễ tái phát, ấn vào hố chậu thường thấy đau.
- Phân lỏng nát, không thành khuôn, phân sống.
- Triệu chứng khác như đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, người mệt mỏi…
Hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích hay còn được gọi là đại tràng co thắt, là một nhóm rối loạn chức năng đường tiêu hóa mãn tính không có rối loạn về cấu trúc và sinh hóa. Cho tới nay vẫn chưa rõ nguyên nhân gây bệnh nhưng có liên quan tới cơ chế như sau nhiễm trùng ruột, cơ thể căng thẳng, mệt mỏi, tăng nhạy cảm tạng…
Tuy không gây ra các biến chứng nguy hiểm tới tính mạng người bệnh nhưng các triệu chứng gây ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt hàng ngày. Các dấu hiệu của bệnh bao gồm:
- Tăng số lần đại tiện trong ngày, thường nhiều hơn 2 lần/ngày.
- Thể trạng phân thay đổi, phân không thành khuôn, hay bị lỏng, nát, dẹt.
- Đau quặn bụng, đi ngoài sau khi ăn. Sau khi đại tiện xong có cảm giác dễ chịu hơn.
- Chướng bụng, đầy hơi đặc biệt khi ăn các loại rau có tính nhuận tràng như rau ngót, rau muống, rau cải…
Ngộ độc thực phẩm
Xảy ra ngộ độc thực phẩm khi người bệnh bị nhiễm chất độc hay các vi sinh vật gây bệnh như vi khuẩn, virus, nấm hay ký sinh trùng vào đường tiêu hóa. Thông thường do người bệnh ăn phải những thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, bị ôi thiu, nấm mốc…Người bị ngộ độc thực phẩm thường có các biểu hiện ra bên ngoài như:
- Nôn mửa
- Tiêu chảy nhiều lần trong ngày.
- Chóng mặt.
- Sốt.
- Đau bụng…
Người bệnh cần chú ý bởi nôn mửa, tiêu chảy có thể diễn biến nặng khiến cơ thể bị mất nước trầm trọng gây nguy hiểm cho sức khỏe. Bạn cần tới bệnh viện để thăm khám và điều trị hợp lý khi có dấu hiệu ngộ độc thực phẩm nhé.
Rối loạn tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa là nguyên nhân phổ biến gây đi ngoài nhiều lần trong ngày. Rối loạn tiêu hóa thường xuất phát từ nguyên nhân như dùng kháng sinh dài ngày, ăn phải thức ăn không hợp vệ sinh. Các biểu hiện thường gặp của bệnh như:
- Đại tiện nhiều lần trong ngày, thông thường nhiều hơn 3 lần/ngày.
- Không có dấu hiệu đau bụng, phân nhão, lỏng không thành hình.
Rối loạn tiêu hóa có thể tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu hiện tượng này kéo dài bạn nên tới trung tâm y tế để được thăm khám và điều trị cụ thể.
Ung thư trực tràng
Ung thư trực tràng là bệnh lý nguy hiểm đối với sức khỏe, chỉ đứng sau ung thư gan, dạ dày và phổi. Các tế bào đột biến phát triển, xâm lấn các tế bào bình thường tạo nên các khối u ác tính. Bệnh thường không có các triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên, càng về sau bệnh xuất hiện các triệu chứng rõ rệt như:
- Thói quen đại tiện thay đổi, tiêu chảy đi ngoài nhiều lần trong ngày.
- Phân lỏng, lẫn máu, có lúc táo bón.
- Đau bụng kèm theo sốt, nôn mửa. Đau vùng thượng vị kèm theo ợ chua, ợ hơi, chướng bụng, đau bụng âm ỉ.
- Sờ vào hậu môn có thể thấy cục cứng hoặc khối u.
Nhiễm virus hay vi khuẩn
Khi cơ thể nhiễm virus, vi khuẩn có thể bị đi ngoài nhiều lần trong ngày. Các loại virus như rotavirus, adenovirus, caliciviruses, astrovirus… Tiêu chảy cũng có thể do một số ký sinh trùng gây bệnh như giardia lamblia, entamoeba histolytica và cryptosporidium… Đây là những tác nhân khiến bạn bị đi đại tiện nhiều lần trong ngày, thậm chí bị mất nước do tiêu chảy.
Khi nào thì bạn cần đến gặp bác sĩ?
Đi ngoài nhiều lần trong ngày có thể do những nguyên nhân không đáng lo ngại như cường độ tập luyện cao, ăn quá nhiều chất xơ…Tuy nhiên, đi ngoài thường xuyên sẽ trở nên nguy hiểm khi có các triệu chứng đi kèm như:
- Số lần đi ngoài trong ngày quá nhiều.
- Phân dẹp, hẹp hoặc phân lỏng, chảy nước.
- Đau bụng âm ỉ hoặc dữ dội.
- Phân có máu, chất nhầy hoặc mủ.
Nếu gặp phải các triệu chứng trên bạn nên tới trung tâm y tế uy tín để được thăm khám, điều trị kịp thời. Bởi đi cầu nhiều lần trong ngày có thể dẫn tới mất nước khiến bạn bị suy nhược cơ thể.
Có thể bạn muốn biết: Đi ngoài ra chất nhầy màu hồng, đỏ, vàng do đâu? Cách khắc phục?
Làm gì khi bị đi ngoài nhiều lần trong ngày?
Đi ngoài nhiều lần trong ngày có thể được cải thiện bằng một số cách sau:
Thay đổi chế độ ăn uống
Dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của bạn.
Chế độ dinh dưỡng hàng ngày có ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh. Bởi vậy, để cải thiện tình trạng đi ngoài nhiều lần cần xây dựng chế độ ăn hàng ngày bằng cách:
- Hạn chế các thực phẩm có tính kích thích đại tràng như đồ ăn tanh, sống, đồ ăn lạnh, cà phê, rượu bia…
- Bổ sung nhiều nước ấm để tránh tình trạng cơ thể bị mất nước và điện giải. Cần phải tăng lượng nước ấm để bù phần nước đã mất. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung thêm các loại nước uống khác như nước canh, nước trái cây, nước ép cà rốt, nước ép dưa hấu…
- Không ăn đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, thức ăn thô, khô, cứng. Thay vào đó, các chuyên gia khuyên bạn nên ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu như cháo, súp…
Chú ý giữ ấm và vệ sinh cá nhân
Khi bị đi ngoài nhiều lần, người bệnh cần dành thời gian để nghỉ ngơi thích hợp. Đồng thời, cần chú ý giữ ấm cơ thể không để vùng bụng bị lạnh hoặc cơ thể bị nhiễm lạnh.
Vệ sinh vùng hậu môn thật sạch sẽ do số lần đi đại tiện nhiều. Tốt nhất nên rửa toàn bộ vùng dưới bằng nước ấm hoặc sử dụng thêm chút thuốc mỡ làm giảm sự cọ xát, va chạm tránh gây tổn thương da bên ngoài.
Không tùy tiện sử dụng thuốc ngưng tiêu chảy
Sử dụng bất cứ loại thuốc nào cũng cần theo chỉ định của bác sĩ.
Với triệu chứng đi ngoài nhiều lần ở mức độ nhẹ không nên tùy tiện sử dụng thuốc. Đợi sau vài ngày xem tình hình có giảm nhẹ hay hồi phục trở lại hay không. Nếu sử dụng thuốc ngưng tiêu chảy tùy tiện có thể khiến quá trình thải độc của cơ thể bị ngăn lại, các chất độc trong cơ thể không bài tiết hết ra ngoài.
Đọc thêm: 11 mẹo dân gian cải thiện tình trạng đi ngoài nhiều lần
Sử dụng sản phẩm hỗ trợ
Hiện nay, đi ngoài nhiều lần trong ngày do bệnh lý về đại tràng gặp khá phổ biến. Để cải thiện tình trạng này, ngoài điều trị theo chỉ định của bác sĩ người bệnh sử dụng thêm sản phẩm Tràng Phục Linh. Tràng Phục Linh nhãn xanh và Tràng Phục Linh PLUS nhãn đỏ, là hai giải pháp chuyên biệt cho bệnh Đại tràng. Trong đó:
Tràng Phục Linh (nhãn xanh) và Tràng Phục Linh PLUS (nhãn đỏ) là hai giải pháp chuyên biệt cho bệnh Đại tràng
1. Tràng Phục Linh (nhãn xanh) chứa hoạt chất ImmuneGamma – Thành quả của công nghệ sinh học Hoa Kỳ, hỗ trợ bảo vệ niêm mạc đại tràng và nâng cao sức đề kháng đường ruột
Sản phẩm dành cho cho các đối tượng:
- Người có các triệu chứng như: đau bụng, sôi bụng, chướng bụng, đi ngoài nhiều lần, lúc táo bón, lúc tiêu chảy; phân thường sống, nát,…
- Người mắc bệnh Viêm đại tràng cấp và mãn tính, Rối loạn tiêu hóa
- Sản phẩm dùng được cho mọi đối tượng, kể cả phụ nữ có thai, đang cho con bú và trẻ em
2. Tràng Phục Linh PLUS (nhãn đỏ) phiên bản ĐẶC BIỆT: không chỉ chứa ImmuneGamma mà còn chứa 5-HTP (hoạt chất hóa học nội sinh) hỗ trợ giảm các kích thích gây co thắt đại tràng.
Không những thế, Tràng Phục Linh PLUS còn được nghiên cứu và chứng minh tác dụng bởi Đại học Y Hà Nội, đồng thời là sản phẩm hiếm hoi của Việt Nam được Trường Y Keck, ĐH Nam California và PUBMED – trang thông tin Y khoa uy tín nhất thế giới của Hoa Kỳ – công nhận về tác dụng tái tạo, phục hồi niêm mạc và giảm co thắt đại tràng (Tìm hiểu bản nghiên cứu đầy đủ được đăng tải vào tháng 4 năm 2017 tại: www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/28406734)
Tràng Phục Linh PLUS dành cho các đối tượng:
- Người có các biểu hiện như: đau bụng, có lúc quặn thắt nổi cục cứng ở bụng, sôi bụng, chướng bụng, đi ngoài nhiều lần, lúc táo bón, lúc tiêu chảy; phân thường đầu rắn đuôi nát hoặc nhỏ dẹt, lúc nào cũng có cảm giác mót rặn, muốn đi ngoài ngay, đi xong lại muốn đi tiếp
- Người mắc các bệnh Hội chứng ruột kích thích, Đại tràng co thắt, Viêm đại tràng cấp và mãn tính
- Người mắc bệnh Đại tràng lâu năm, triệu chứng tái đi tái lại nhiều lần
- Người đã sử dụng nhiều loại thuốc Đông, Tây y mà không cải thiện
Để tìm nhà thuốc bán Tràng Phục Linh (nhãn xanh) gần nhất, xem TẠI ĐÂY
Để tìm nhà thuốc bán Tràng Phục Linh PLUS (nhãn đỏ) xem TẠI ĐÂY
Ngoài ra, bạn có thể gọi điện đến số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để các dược sĩ tư vấn kỹ hơn về tình trạng bệnh của bạn.
Tư vấn miễn cước gọi
18001506Bài viêt liên quan
- Viêm đại tràng là gì? Có thể chữa khỏi được không?
- Nhậu vào là đi ngoài – Chuyên gia hé lộ nguyên nhân khiến bạn giật mình!
- Viêm đại tràng tái đi tái lại, dùng Tràng Phục Linh
- Táo bón kéo dài do đâu? Cách phòng trị tại nhà
- Nguyên nhân vì sao cứ viêm đại tràng là đi cầu nhiều lần? Liệu Viêm đại tràng chữa 1 lần là khỏi?
Viêm đại tràng tái đi tái lại gây nhiều bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người
Viêm đại tràng tái đi tái lại gây nhiều bất
Chào bác sĩ, năm nay tôi 32 tuổi. Khoảng 2 năm nay, tôi thường bị đi ngoài ngày nhiều lần,
Chào bác sĩ, năm nay tôi 32 tuổi. Khoảng 2
Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như ai cũng đã từng trải qua. Sự khó chịu này
Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như
Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất phổ biến tại Việt Nam, không chỉ khiến người bệnh
Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất