Lý do đau bụng đi ngoài sau khi uống cà phê - Giải đáp chi tiết
Cà phê là thức uống được rất nhiều người ưa thích vì nó tạo cho chúng ta sự hứng khởi, tinh thần sảng khoái, hưng phấn, ý nghĩ đến nhanh giúp chúng ta làm việc sáng tạo hơn, hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên, không ít người gặp rắc rối đau bụng đi ngoài sau khi uống cà phê và không biết lý do vì sao? Làm thế nào để có thể uống cà phê mà không gặp rắc rối này? Để giải đáp thắc mắc, mời bạn đọc tham khảo những thông tin chia sẻ dưới đây.
Mục lục
Nguyên nhân gây đau bụng đi ngoài sau khi uống cà phê
Đau bụng đi ngoài sau khi uống cà phê là triệu chứng không ít người gặp phải, triệu chứng này chủ yếu do một số nguyên nhân dưới đây:
Không dung nạp lactose
Theo thống kê có khoảng 65% dân số thế giới không thể tiêu hóa hoàn toàn lactose khi trưởng thành. Lactose là một loại đường có trong sữa và các thực phẩm từ sữa khác. Nếu bạn là người không dung nạp đường lactose thì việc uống cà phê cùng với sữa cũng có thể kích thích tình trạng dung dung nạp lactose và gây đau bụng đi ngoài.
Hội chứng ruột kích thích
Năm 1998, Tiến sĩ Kyle Staller, Giám đốc Phòng thí nghiệm Dịch vụ Tiêu hóa tại Bệnh viện Đa khoa Massachusetts cho biết, nhiều người gặp triệu chứng đau bụng đi ngoài sau khi uống cà phê. Điều này có thể bắt nguồn từ việc cà phê có khả năng gây kích thích ruột.
Tiến sĩ Staller cũng tiên hành một số nghiên cứu nhỏ và đưa ra kết luận uống cà phê có hiệu quả hơn nước ấm trong việc kích thích nhu động ruột, cà phê kích thích các chuyển động trong đại tràng nhiều hơn 60% so với nước và 23% so với cà phê khử caffeine gây ra nhiều cơ co thắt trong ruột. Nếu uống cà phê sau bữa ăn, sẽ giúp tiêu hoá nhanh hơn, làm trống dạ dày nhanh hơn, thức ăn di chuyển đến trực tràng, nhu động ruột sẽ bị kích thích nhiều hơn.
Nghiên cứu cũng chỉ ra, một số người uống cà phê làm tăng lượng acid trong dja dyaf, tăng chuyển động của đại tràng, thay đổi chức năng của đại tràng và hậu môn, các cơ thắt ở hậu môn và trực tràng cũng mạnh hơn và gây triệu chứng đau bụng đi ngoài.
Hội chứng ruột kích thích hay còn gọi là đại tràng co thắt. Đây là bệnh lý đường tiêu hoá nhưng không gây bất cứ tổn thương nào tại ruột. Nguyên nhân chủ yếu của bệnh là do chế độ ăn uống thất thường, ăn những đồ ăn lạ và do lạm dụng thuốc.
Triệu chứng nhận biết của bệnh:
- Đau bụng: đau âm ỉ hoặc đau từng cơn, cơn đau giảm sau khi đi ngoài.
- Chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu.
- Tiêu chảy, táo bón hoặc vừa tiêu chảy vừa táo bón xen kẽ.
- Có chất nhầy trong phân.
Các nhà nghiên cứu cũng đã nghiên cứu và đưa ra kết luận, cà phê là một trong những tác nhân khiến triệu chứng ruột kích thích tồi tệ hơn.
Hội chứng ruột kích thích rất khó điều trị khỏi hoàn toàn, triệu chứng của bệnh có thể được kiểm soát khi sử dụng thuốc. Để khắc phục bệnh, điều quan trọng là người bệnh cần cải thiện chế độ ăn uống khoa học, sinh hoạt lành mạnh để duy trì và sống hoà bình với bệnh.
☛ Chi tiết: Thông tin đầy đủ về chứng ruột kích thích
Thay đổi hormone
Theo nghiên cứu, cà phê cũng có thể kích thích giải phóng hormone. Hormone này có tên gọi cholecystokinin, chúng thường tập trung ở ruột. Các nhà nghiên cứu chỉ ra cholecystokinin có khả năng kích thích nhu động ruột. Chính vì vậy, sau khi uống cà phê có thể gây đau bụng đi ngoài.
Đau bụng đi ngoài sau khi uống cà phê cần làm gì?
Để cải thiện triệu chứng đau bụng đi ngoài, người bệnh cần thực hiện chế độ ăn uống khoa học lành mạnh và các biện pháp giảm đau bụng đi ngoài theo một số mẹo dân gian dưới đây:
Thay đổi chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống rất quan trọng khi người bệnh bị đau bụng đi ngoài, nó có thể giúp cải thiện triệu chứng hoặc khiến triệu chứng bệnh trầm trọng hơn. Chính vì vậy, trong chế độ ăn uống sinh hoạt hằng ngày, người bệnh nên:
Nên ăn:
- Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể giúp cải thiện tình trạng mất nước khi đi ngoài và cũng giúp đường ruột hoạt động khoẻ mạnh hơn.
- Bổ sung đầy đủ dưỡng chất thiết yếu hằng ngày, các thực phẩm giàu vitamin, protein như: các loại thịt lợn, thịt gà, trái cây giàu vitamin như: táo, đu đủ, hồng xiêm, chuối….
- Nên ăn chín, uống sôi, ăn các loại thực phẩm mềm như cháo, súp giúp giảm áp lực lên hệ tiêu hoá.
- Nên chế biến các món ăn dưới dạng hấp, luộc, ninh nhừ.
- Bổ sung thêm sữa chua vào thực đơn hằng ngày giúp ổn định hệ vi sinh đường ruột.
- Cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi giúp giảm stress, ngủ đủ giấc và tăng sức đề kháng cho cơ thể, giúp hệ miễn dịch khoẻ mạnh hơn.
Hạn chế:
Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên hạn chế:
- Hạn chế ăn những loại thực phẩm gây đầy bụng khó tiêu như: ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, ngô.
- Tránh ăn các món nhiều dầu mỡ, gia vị cay, nóng.
- Hạn chế sử dụng các loại nước đóng chai nhiều chất bảo quản, nước ngọt, có ga.
- Hạn chế ăn quán vỉa hè, nhà hàng không đảm bảo vệ sinh, khiến triệu chứng đau bụng đi ngoài dễ tái phát.
- Tránh các loại đồ ăn tái sống như: gỏi, tiết canh, rau sống, nem chua, sushi…
Áp dụng mẹo dân gian
Trong dân gian lưu truyền rất nhiều bài thuốc dân gian với các nguyên liệu quen thuộc, dễ áp dụng, có tính an toàn giúp giảm đau bụng đi ngoài và mang lại hiệu quả cao. Dưới đây là một số bài thuốc dân gian bạn có thể tham khảo:
Lá mơ lông
Với người Việt Nam, lá mơ lông là loại gia vị quen thuộc trong rất nhiều món ăn hằng ngày. Đây được coi là loại thảo dược có tính mát, giúp sát khuẩn, tiêu viêm chữa được các bệnh về đường ruột như đi ngoài, lỵ, viêm đại tràng. Bên cạnh đó, Y học hiện đại cũng nghiên cứu và chỉ ra trong lá mơ lông có chứa các chất như protein, caroten, vitamin C, tinh dầu… giúp giảm đau bụng, đầy bụng, chống co thắt hồi tràng. Vì vậy, dùng lá mơ lông trị đau bụng đi ngoài là một bài thuốc dân gian an toàn và mang lại hiệu quả cao. Bạn có thể dùng lá mơ lông theo cách dưới đây:
- Lấy 1 nắm lá mơ lông khoảng 30 – 50g đem rửa sạch, ngâm qua 1 lượt nước muối loãng và vớt để thật ráo nước.
- Thái nhỏ lá mơ lông, để vào bát và đập 2 lòng đỏ trứng gà, khuấy đều lên.
- Đặt chảo lên bếp cho nóng (không cho dầu ăn hay mỡ), đổ hỗn hợp lá mơ lông và trứng gà lên trên, dàn mỏng ra chảo, nướng với lửa nhỏ cho chín.
- Ăn mỗi ngày 2 – 3 lần.
Lá ổi xanh
Lá ổi xanh có chứa hàm lượng tanin khá cao nên có công dụng cầm tiêu chảy hiệu quả. Ngoài ra, lá ổi còn có chứa các chất: Flavonoid loại quercetin, Triterpene có tác dụng ức chế giải phóng acetylcholine hỗ trợ điều trị bệnh tiêu chảy cấp tính, kích thích hoạt động của cơ trơn đường ruột, giúp giảm co bóp ruột, chống co thắt ruột, làm săn niêm mạc, kháng khuẩn giảm đau bụng đi ngoài. Để sử dụng lá ổi, người bệnh làm theo cách sau:
- Lấy 1 nắm lá ổi khoảng 50g đem rửa sạch.
- Đem lá ổi cho vào nồi đun cùng 2 bát con nước. Đun sủi và vặn nhỏ lửa khoảng 10 phút.
- Chắt lấy nước uống nhiều lần trong ngày, mỗi lần uống 1 chén nhỏ.
Hoặc:
- Nhai trực tiếp 5 – 7 búp, lá ổi non cùng với vài hạt muối, nuốt lấy nước và bỏ bã .
- Mỗi ngày nhai 2 – 3 lần.
Quả sung xanh
Theo Y học hiện đại nghiên cứu, trong quả sung có chứa các thành phần: saccarose, glucose, oxalic acid, quinic acid, citric acid, và các vitamin, khoáng chất B1, canxi, kali, photpho… giúp điều hòa huyết áp, cải thiện rối loạn tiêu hoá, đau bụng đi ngoài và ngăn chặn các tế bào ung thư hiệu quả. Cách dùng quả sung như sau:
- Lấy những quả sung bánh tẻ đem rửa sạch, thái thành những lát mỏng đem phơi khô.
- Sao vàng sung cho thơm và đem nghiền thành bột mịn, cho vào lọ và bảo quản dùng dần.
- Mỗi lần lấy khoảng 8 – 10g bột sung pha cùng nước sôi uống.
- Ngày uống 3 lần.
☛ Xem đầy đủ hơn: Cách chữa đi ngoài hiệu quả bạn có thể tham khảo
Cách uống cà phê không gây đau bụng đi ngoài
Không uống cà phê khi đói:
Uống cà phê khi bụng đói có thể tác động tiêu cực đến hệ tiêu hóa, làm tăng tiết acid dạ dày, rối loạn đường ruột, ợ nóng, buồn nôn, tràoi ngược acid nghiêm trọng. Vì vậy, tốt nhất bạn nên uống cà phê sau bữa ăn, tránh uống khi sáng sớm với chiếc bụng rỗng.
Nhấm nháp từ từ:
Khi uống cà phê, tránh uống từng ngụm ừng ực, nên uống nhấm nháp từng chút một giúp hệ tiêu hoá quen dần, giảm thiểu triệu chứng đau bụng đi ngoài. Bạn có thể uống bằng ống hút để kiểm soát và tạo thói quen uống từ từ.
Uống cà phê cùng sữa tươi:
Với những trường hợp không dị ứng lactose có trong sữa có thể uống cà phê thêm chút sữa tươi (kể cả khi pha cà phê sữa) cũng có thể giúp hệ tiêu hoá êm ái hơn, giảm thiểu tình trạng đau bụng đi ngoài.
Uống cafe loãng ít caffeine hơn:
Uống cà phê ít caffeine cũng giúp giảm gây kích ứng đường ruột hơn so với lượng caffeine đậm đặc. Bạn có thể pha cà phê loãng hơn một chút để giảm triệu chứng đau bụng đi ngoài nhé.
Cafe cold brew (ủ lạnh):
Lượng acid trong cà phê càng thấp thì càng ít gây đau bụng đi ngoài. Nếu pha cà phê bằng nước lạnh sẽ giảm tính acid hơn so với pha cà phê bằng nước nóng. Pha cà phê bằng nước lạnh tương tự như pha bằng nước nóng, tuy nhiên thời gian pha sẽ lâu hơn.
Tràng phục linh PLUS – Giải pháp cho người đau bụng đi ngoài do bệnh đại tràng
Nếu được chẩn đoán đau bụng đi ngoài do mắc bệnh lý về đại tràng như: viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích, bạn nên sử dụng sản phẩm hỗ trợ điều trị hiệu quả: Tràng Phục Linh PLUS (nhãn đỏ) phiên bản ĐẶC BIỆT.
Đây là sản phẩm chứa các thảo dược như Bạch Thược, Hoàng Bá, Bạch Truật… cùng chế phẩm sinh học Immune Gamma và hoạt chất 5 – HTP. Tràng Phục Linh PLUS đem lại các công dụng:
- Giảm co thắt đại tràng: Thành phần 5 – HTP có tác dụng giảm co thắt đại tràng, nhờ đó, giảm đau bụng và kiểm soát số lần đi ngoài.
- Phục hồi niêm mạc đại tràng: Thành phần ImmuneGamma giúp cân bằng hệ vi khuẩn có ích trong đường ruột, tăng sức đề kháng và tái tạo niêm mạc đại tràng và tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa.
- Kích thích tiêu hóa: Tràng Phục Linh PLUS giúp kích thích tiêu hóa, điều hòa nhu động đại tràng, khắc phục tình trạng đầy bụng, chướng hơi, đau bụng và đi ngoài phân sống.
Tràng Phục Linh PLUS được nghiên cứu và chứng minh tác dụng bởi Đại học Y Hà Nội, đồng thời là sản phẩm hiếm hoi của Việt Nam được Trường Y Keck, ĐH Nam California và PUBMED – trang thông tin Y khoa uy tín nhất thế giới của Hoa Kỳ – công nhận về tác dụng tái tạo, phục hồi niêm mạc và giảm co thắt đại tràng (Tìm hiểu bản nghiên cứu đầy đủ được đăng tải vào tháng 4 năm 2017 tại: www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/28406734)
Tràng Phục Linh PLUS dành cho các đối tượng:
- Người có các biểu hiện như: đau bụng, có lúc quặn thắt nổi cục cứng ở bụng, sôi bụng, chướng bụng, đi ngoài nhiều lần, lúc táo bón, lúc tiêu chảy; phân thường đầu rắn đuôi nát hoặc nhỏ dẹt, lúc nào cũng có cảm giác mót rặn, muốn đi ngoài ngay, đi xong lại muốn đi tiếp.
- Người mắc các bệnh Hội chứng ruột kích thích, Đại tràng co thắt, Viêm đại tràng cấp và mãn tính.
- Người mắc bệnh Đại tràng lâu năm, triệu chứng tái đi tái lại nhiều lần.
- Người đã sử dụng nhiều loại thuốc Đông, Tây y mà không cải thiện.
Người bệnh nên chia làm 2 lần uống với số lượng 4 – 6 viên mỗi người. Khi triệu chứng được cải thiện, có thể giảm còn 2 viên/ ngày.
Sản phẩm hiện đã có mặt tại hơn 10000 nhà thuốc trên toàn quốc. Để xem các địa điểm gần bạn nhất, vui lòng Click TẠI ĐÂY
Để đặt mua hàng online, giao hàng tận nhà với giá niêm yết, vui lòng Click TẠI ĐÂY
Trên đây là thông tin giải đáp băn khoăn đau bụng đi ngoài sau khi uống cà phê. Mong rằng, thông tin bài viết sẽ giúp bạn biết thêm thông tin và có biện pháp xử lý đúng cách, thăm khám để biết chính xác tình trạng sức khỏe của mình. Ngoài ra, nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về sản phẩm, bạn có thể liên hệ đến Hotline miễn cước 1800 1506 (trong giờ hành chính) để các chuyên gia của chúng tôi tư vấn.
Tư vấn miễn cước gọi
18001506Bài viêt liên quan
- Viêm đại tràng là gì? Có thể chữa khỏi được không?
- Nhậu vào là đi ngoài – Chuyên gia hé lộ nguyên nhân khiến bạn giật mình!
- Viêm đại tràng tái đi tái lại, dùng Tràng Phục Linh
- Táo bón kéo dài do đâu? Cách phòng trị tại nhà
- Nguyên nhân vì sao cứ viêm đại tràng là đi cầu nhiều lần? Liệu Viêm đại tràng chữa 1 lần là khỏi?
Viêm đại tràng tái đi tái lại gây nhiều bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người
Viêm đại tràng tái đi tái lại gây nhiều bất
Chào bác sĩ, năm nay tôi 32 tuổi. Khoảng 2 năm nay, tôi thường bị đi ngoài ngày nhiều lần,
Chào bác sĩ, năm nay tôi 32 tuổi. Khoảng 2
Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như ai cũng đã từng trải qua. Sự khó chịu này
Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như
Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất phổ biến tại Việt Nam, không chỉ khiến người bệnh
Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất