Đau bụng đi ngoài khi hành kinh thì phải làm sao?
Kinh nguyệt là xảy ra tự nhiên theo chu kì hàng tháng của chị em phụ nữ. Vào những “ngày đèn đỏ”, nhiều chị em còn đối mặt với những cơn đau bụng, và tình trạng đi ngoài phân lỏng. Để tìm hiểu về nguyên nhân tại sao triệu chứng này xảy ra và cách cải thiện, mời bạn theo dõi thông tin bài viết dưới đây.
Mục lục
Nguyên nhân đau bụng đi ngoài khi hành kinh
Đau bụng khi hành kinh là hiện tượng thường gặp ở chị em phụ nữ khi đến chu kì kinh nguyệt. Tùy theo cơ địa từng người mà triệu chứng nặng hay nhẹ, có tháng có, tháng không, đau bụng đi ngoài ít ngày hay nhiều ngày.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đau bụng đi ngoài khi hành kinh như:
Sự gia tăng của Prostaglandin
Prostaglandin là hormone làm người bệnh cảm giác cơn đau hoặc vết viêm nhiễm. Loại hormone được tiết ra vào thời điểm trước chu kỳ kinh nguyệt, là một yếu tố gây nên hiện tượng đi ngoài khi hành kinh, chị em cảm nhận được cơn đau bụng trong quá trình co thắt tử cung đẩy máu kinh ra ngoài. Bên cạnh đó, Prostaglandin cũng tác động gây ra cơn co thắt trong đường, kích thích nhu động ruột hoạt động mạnh hơn, tăng cường co bóp, khi đó nước trong thức ăn không được hấp thụ sẽ đào thải ra ngoài làm phân có dạng lỏng nhất là trong những ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt.
Cơ thể bị lạnh
Những ngày kinh nguyệt, hormone trong cơ thể thay đổi khiến một số chị em bị lạnh. Ngoài ra, các cơn đau bụng quặn thắt dễ làm chị em bị đổ mồ hôi kèm theo cảm giác lạnh bụng, lạnh cơ thể. Đây cũng là nguyên nhân gián tiếp gây triệu chứng đau bụng kinh đi ngoài.
Do ăn uống
Thói quen ăn những thực phẩm có tính hàn, nước lạnh cũng ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt, khiến triệu chứng đau bụng đi ngoài càng trầm trọng
Do cơ địa người
Đau bụng đi ngoài trong thời gian hành kinh cũng tùy theo cơ địa mỗi người, có người đau bụng nhiều, đi ngoài cũng có người đau lâm râm hoặc có người trong kì đèn đỏ không có bất cứ triệu chứng đau bụng đi ngoài nào.
Đau bụng đi ngoài khi hành kinh có sao không?
Khi nào đau bụng đi ngoài khi hành kinh là bình thường?
Thông thường, đau bụng đi ngoài trong kì kinh nguyệt là hiện tượng bình thường, diễn ra chỉ trong 1 – 2 ngày khi bắt đầu bị hành kinh, không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của chị em phụ nữ. Một số dấu hiệu đi kèm theo triệu chứng đi đại tiện là không phải biểu hiện của bệnh lý như:
- Đau quặn bụng kinh dữ dội trong khoảng 1 – 3 ngày đầu chu kì kinh, cơn đau bụng kinh giảm dần những ngày sau.
- Đau bụng dưới âm ỉ, đau quặn thắt đột ngột từng thời điểm, cơn đau nằm trong khoảng chịu đựng được của chị em.
- Đau mỏi lưng, đùi
- Cơ thể mệt mỏi do cơn đau và mất máu.
Tuy nhiên, nếu bạn thấy kèm theo một số dấu hiệu bất thường ngoài các triệu chứng trên thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm, bạn nên thăm khám để có phương pháp điều trị kịp thời.
Khi nào đau bụng đi ngoài khi hành kinh cần đi khám?
Đau bụng đi ngoài khi bắt đầu chu kì kinh là triệu chứng bình thường ở chị em phụ nữ. Tuy nhiên, nếu bạn thấy xuất hiện một số dấu hiệu bất thường kèm theo thì cần đến gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị bởi nó có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang gặp một số bệnh lý nào đó. Sau đây là một số dấu hiệu đi ngoài bất thường:
- Đi ngoài vài ngày mà không có dấu hiệu thuyên giảm
- Đi ngoài nhiều kèm buồn nôn, nôn, sôi bụng
- Bụng dưới đau âm ỉ không thuyên giảm
- Đi ngoài ra máu, phân có nhầy
- Cơ thể mệt mỏi kiệt sức, hoa mắt, mắt hốc.
- Đau bụng đi ngoài ngất xỉu.
Cải thiện đau bụng đi ngoài khi hành kinh
Những lưu ý về cách ăn uống
Nên:
- Vào những ngày hành kinh, nên ăn những thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa: súp, cháo, rau xanh, trái cây tươi để bụng được thoải mái, giảm thiểu triệu chứng đầy bụng, chướng bụng.
- Không nên ăn quá no, nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để hệ tiêu hóa không bị quá tải
- Những ngày tiêu chảy tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu pectin như: táo, chuối giúp giảm triệu chứng tiêu chảy
- Bổ sung thêm kali bởi khi bị đi ngoài có thể làm mất lượng lớn kali và chất điện giải khác trong cơ thể. bạn có thể bổ sung kali và các chất điện giải bằng cách ăn nhiều chuối, khoai tây có vỏ, nước hoa quả, nước dừa…
- Bổ sung sữa chua giúp bổ sung lợi khuẩn, tốt tiêu hóa.
Không nên:
- Tránh những thực phẩm đông lạnh, các thực phẩm gây đầy bụng khó tiêu bởi chúng có thể làm cơn đau bụng trở lên dữ dội hơn
- Tránh tiêu thụ thực phẩm chứa cafein bởi chúng gây kích thích hệ tiêu hóa khiến bạn đi ngoài nhiều hơn, tình trạng mất nước và mệt mỏi cũng tăng lên. Ngoài ra cafein còn khiến tinh thần bạn thêm căng thẳng. Vì vậy, trong những ngày kinh nguyệt bạn nên hạn chế sử dụng.
- Tránh ăn những loại thực phẩm nhiều gia vị cay nóng vì nó khiến tình trạng rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn.
Xem thêm: Đau bụng đi ngoài ăn gì, kiêng gì?
Lưu ý về chế độ sinh hoạt
Chế độ sinh hoạt có ảnh hưởng khá lớn trong những ngày đau bụng kinh nguyệt. Dưới đây là một số lưu ý trong sinh hoạt để giảm thiểu các triệu chứng khó chịu:
- Nên thư giãn, nghỉ ngơi nhẹ nhàng, giải tỏa tâm lý căng thẳng sẽ giúp bạn giảm các triệu chứng đau bụng đi ngoài trong ngày hành kinh.
- Nên có chế độ làm việc, ngủ nghỉ hợp lý trong những ngày đau bụng đau bụng đi ngoài giúp cơ thể nhanh phục hồi
- Vận động nhẹ nhàng, có thể đi bộ hoặc tập yoga giúp giảm đau bụng kinh
- Giữ cơ thể luôn ấm áp.
Chườm ấm bụng
Chườm ấm bụng dưới làm phương pháp giúp làm ấm tử cung, các cơ trơn tử cung giãn ra, co thắt nhịp nhàng, khí huyết lưu thông thuận lợi, ức chế những cơn đau co thắt đột ngột, giảm đau bụng kinh hiệu quả. Bạn có thể áp dụng cách chườm ấm như sau:
- Sử dụng túi chườm hoặc dùng chai
- Đổ nước ấm khoảng 50-60 độ vào 2/3 túi hoặc chai, xoáy chặt nắp
- Lấy 1 khăn mỏng lót lên bụng rồi đặt túi hoặc chai lên chườm xung quanh vùng bụng dưới để chống bỏng rát.
- Chườm khoảng 20 – 30 phút.
Massage bụng
Khi đau bụng kinh, phần bụng dưới thường đau quặn dữ dội theo cơn, việc massage nhẹ nhàng ở vùng bụng dưới sẽ giúp giãn cơ bụng đang căng cứng và giảm co thắt tử cung đột ngột và giảm đau hiệu quả.
Bạn có thể massage bụng theo hướng dẫn sau đây:
- Xòe 2 bàn tay, đặt bàn tay lên rốn, xoa bụng theo đường tròn nhỏ hướng cùng chiều kim đồng hồ.
- Nên xoa bụng với áp lực vừa phải trong khoảng một phút,
- Tiếp theo có thể tăng dần kích thước của các vòng cho đến khi bàn tay cọ xát toàn bộ những vị trí đau bụng kinh.
- Sau đó,đặt tay ở hai bên rốn, chỉ chạm bằng các ngón tay và ngón tay trỏ ở phía trên, dùng hai ngón trỏ vẽ một vòng hình trái tim bằng cách kéo lên phía rốn, xoa theo chiều sang 2 bên và kéo xuống, các đầu ngón tay chạm lại vào nhau.
- Lặp lại hành động này trong khoảng 1 phút.
Dùng thuốc
Đau bụng đi ngoài khi hành kinh thường chỉ xuất hiện trong 1 – 2 ngày đầu chu kì sau đó giảm dần. Những ngày sau kinh nguyệt giảm dần và hiện tượng đau bụng, đi ngoài, đau lưng, mệt mỏi cũng dần mất đi. Vì vậy, việc sử dụng thuốc giảm đau chỉ áp dụng khi sử dụng các biện pháp trên không mang lại hiệu quả. Ngoài ra, khi sử dụng các loại thuốc giảm đau cần có sự tư vấn của bác sĩ phụ khoa để hiệu quả và an toàn cho sức khỏe.
Tư vấn miễn cước gọi
18001506Bài viêt liên quan
- Viêm đại tràng là gì? Có thể chữa khỏi được không?
- Nhậu vào là đi ngoài – Chuyên gia hé lộ nguyên nhân khiến bạn giật mình!
- Viêm đại tràng tái đi tái lại, dùng Tràng Phục Linh
- Táo bón kéo dài do đâu? Cách phòng trị tại nhà
- Nguyên nhân vì sao cứ viêm đại tràng là đi cầu nhiều lần? Liệu Viêm đại tràng chữa 1 lần là khỏi?
Viêm đại tràng tái đi tái lại gây nhiều bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người
Viêm đại tràng tái đi tái lại gây nhiều bất
Chào bác sĩ, năm nay tôi 32 tuổi. Khoảng 2 năm nay, tôi thường bị đi ngoài ngày nhiều lần,
Chào bác sĩ, năm nay tôi 32 tuổi. Khoảng 2
Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như ai cũng đã từng trải qua. Sự khó chịu này
Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như
Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất phổ biến tại Việt Nam, không chỉ khiến người bệnh
Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất