[Mách mẹ] cách chữa đầy hơi chướng bụng cho bé cực đơn giản
Đầy hơi chướng bụng là triệu chứng gặp khá phổ biến ở trẻ nhỏ khiến cha mẹ không khỏi lo lắng. Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ gặp phải tình trạng này như thay đổi chế độ ăn uống, nuốt nhiều khí trong quá trình ăn uống và khóc…Thậm chí một số trường hợp bé bị chướng bụng đầy hơi do những nguyên nhân bệnh lý. Để “đánh bay” tình trạng khó chịu này cho bé, cha mẹ hãy tham khảo một số mẹo nhỏ sau đây nhé.
Mục lục
Dấu hiệu đầy hơi chướng bụng ở trẻ
Đối tượng trẻ em đặc biệt là trẻ nhỏ thường dễ bị đầy hơi chướng bụng hơn so với người lớn. Khi bé khóc nhiều sẽ nuốt phải nhiều không khí và tạo thành hơi trong bụng. Bé cảm thấy rất khó chịu, quấy khóc nhiều hơn so với bình thường. bụng ì ạch và lúc nào cũng lưng lửng khiến bé không còn muốn ăn uống. Tình trạng này kéo dài khiến cơ thể thiếu hụt dinh dưỡng ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của bé.
Sau đây là một số dấu hiệu nhận biết bé yêu bị đầy hơi chướng bụng cha mẹ cần lưu ý:
- Sau khi ăn khoảng 1 – 2 giờ bụng của bé căng hơn so với bình thường.
- Khi vỗ nhẹ vào bụng phát ra âm thanh rỗng nghe như tiếng trống.
- Trẻ quấy khóc nhiều và lười bú, biếng ăn.
- Không thể xì hơi được như bình thường.
- Có thể đi tiêu bón hoặc lỏng hơn bình thường.
- Khó ngủ về đêm.
Đầy hơi chướng bụng khiến bé khó chịu nên thường xuyên quấy khóc.
Nguyên nhân gây đầy hơi chướng bụng ở bé
Khi đường tiêu hóa của bé có dấu hiệu bất thường, cha mẹ thường bối rối mà quên đi tìm hiểu nguyên nhân gây ra triệu chứng này. Trong khi đó, tìm hiểu đúng nguyên nhân gây chướng bụng đầy hơi sẽ giúp cha mẹ tìm giải pháp đúng đắn để cải thiện tình trạng cho bé yêu nhanh và hiệu quả hơn. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây ra chứng đầy hơi chướng bụng ở trẻ:
Do thói quen ăn uống
Nuốt phải nhiều hơi khi ăn hoặc bú:
Hiện tượng đầy hơi chướng bụng xảy ra khi lượng khí trong đường ruột của trẻ nhiều hơn bình thường. Một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng này do bé nuốt phải nhiều hơi khi ăn, bú thậm chí khi quấy khóc. Lượng khí tăng lên trong đường ruột mà chưa thoát ra ngoài được gây đầy bụng ở trẻ.
Chế độ dinh dưỡng:
Có rất nhiều gia đình, cha mẹ cho bé ăn dặm từ rất sớm. Khẩu phần ăn bổ sung các loại thức ăn mà trẻ chưa có đủ men để tiêu hóa. Điều này vô tình gây ra hiện tượng đầy hơi chướng bụng ở trẻ. Bởi những thực phẩm này khi dung nạp vào cơ thể không chuyển hóa được nên ứ đọng lại dạ dày và đường ruột. Chúng tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn trong đường ruột lên men, sinh khí gây ra chướng bụng.
Cho bé ăn quá nhiều, khoảng cách giữa các bữa quá gần
Ở mỗi độ tuổi khác nhau, thể tích của dạ dày cũng như độ dài của đường ruột tương ứng. Ở trẻ nhỏ dạ dày cũng nhỏ nên chỉ cần một lượng thức ăn phù hợp, chia thành nhiều bữa nhỏ để cung cấp đủ năng lượng và dưỡng chất cho sự phát triển của trẻ. Nếu bị ép ăn quá nhiều trong một bữa hoặc khoảng cách giữa các bữa ăn quá gần, hệ tiêu hóa không có đủ thời gian để tiêu hóa hết lượng thức ăn. Và hệ quả khiến trẻ dễ bị nôn, thức ăn chưa tiêu hóa hết bị đẩy nhanh xuống đường ruột gây ra tình trạng đi ngoài phân sống.
Không tiêu hóa hết đường lactose
Khi hệ tiêu hóa thiếu men lactase, lactase là enzyme cần thiết cho việc tiêu hóa đường lactose. Điều này là nguyên nhân giải thích cho một số trường hợp bị đầy hơi chướng bụng do không tiêu hóa thực phẩm có chứa đường lactose.
Thực phẩm và dị ứng thực phẩm
Chế độ ăn uống của mẹ có ảnh hưởng tới nguồn sữa cho bé mỗi ngày. Một số bé nhạy cảm với một số mùi vị trong thực phẩm. Nếu mẹ ăn các thực phẩm như hành, tỏi, rau cải hay socola được cho rằng có liên quan tới các triệu chứng khó chịu ở trẻ.
Do dùng thuốc
Khi bé phải uống nhiều kháng sinh, hơn 14 ngày khiến những vi khuẩn có lợi trong đường ruột bị chết. Điều này gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Đây được coi là nguyên nhân phổ biến gây đầy hơi chướng bụng ở trẻ.
Do bệnh lý
Một số bệnh lý có thể khiến bé bị đầy hơi chướng bụng như:
- Tiêu chảy: Khi cơ thể bị mất chất điện giải nên dễ bị chướng bụng đầy hơi.
- Táo bón: Ứ đọng phân trong đường ruột khiến vi khuẩn dễ dàng có cơ hội sinh hơi trong đại tràng khiến bé phải đối mặt với tình trạng đầy hơi chướng bụng.
- Hội chứng ruột kích thích: Đường ruột nhạy cảm khiến cho hơi bị tồn đọng lại lâu hơn trong ruột khiến bé cảm thấy rất khó chịu, ăn không ngon, ngủ không sâu giấc.
- Phình đại tràng bẩm sinh: Bệnh lý về đường tiêu hóa là tác nhân gây ra đầy hơi chướng bụng ở bé.
Xem chi tiết: Nguyên nhân, biểu hiện khi bị chướng bụng, đầy hơi
Làm gì khi bé bị đầy hơi chướng bụng?
Trong một số trường hợp đầy hơi chướng bụng là dấu hiệu của một vấn đề về hệ tiêu hóa của bé. Dưới đây là một số mẹo giúp cha mẹ có thể kiểm tra vấn đề nghiêm trọng hay không ở con mình.
Xem tính chất phân của bé: Dựa vào tính chất phân có thể kiểm tra dấu hiệu bất thường về hệ tiêu hóa ở trẻ. Dấu hiệu về phân của bé thay đổi về độ lỏng – rắn hoặc màu phân đều có thể là dấu hiệu cảnh báo bé đang gặp vấn đề về tiêu hóa.
Theo dõi cảm xúc chung của bé: Bạn hãy quan sát xem bé có vui vẻ trong suốt thời gian hay không. Nếu bé bỏ bú, khó ngủ và bạn không thể trấn an được bé, có thể vấn đề nghiêm trọng hơn.
Dấu hiệu khác: Ngoài đầy hơi chướng bụng, bé còn có một số dấu hiệu khác đi kèm như sốt, phân lẫn máu cảnh báo những vấn đề khác ngoài đầy bụng đơn thuần.
Mẹo chữa đầy hơi chướng bụng ở trẻ
Có rất nhiều nguyên nhân khiến bé bị đầy hơi chướng bụng, tùy từng nguyên nhân sẽ có mẹo cải thiện phù hợp. Mẹ có thể chọn một hoặc áp dụng kết hợp một số mẹo sau đây để cải thiện chứng đầy hơi ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ:
Cho bé bú đúng tư thế
Đối với những bé còn đang bú mẹ, hãy cho bé bú đúng tư thế để hạn chế hiện tượng trẻ nuốt phải nhiều hơi khi bú. Điều này đồng nghĩa với việc giảm cảm giác đầy hơi chướng bụng. Bé bú đúng tư thế như sau:
- Chú ý giữ đầu của bé cao hơn so với dạ dày để giữa chảy xuống đáy dạ dày, còn hơi ở bên trên dễ dàng cho việc ợ hơi nhằm loại bỏ khí dư thừa.
- Trẻ bú bình, mẹ nên nghiêng bình sao cho sữa ngập núm vú để trẻ không nuốt phải quá nhiều khí trong quá trình bú.
Massage bụng cho bé
Massage bụng cho bé là cách giảm đầy hơi chướng bụng khá hiệu quả. Giảm lượng hơi trong dạ dày bằng cách massage giúp bé yêu cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn. Cha mẹ hãy thực hiện massage bụng cho bé sau khi bé ăn được khoảng 30 phút nhé. Mẹ hãy dùng các ngón tay xoa tròn theo chiều kim đồng hồ từ rốn ra ngoài bụng của bé. Có thể dùng một số loại dầu massage nhằm giảm chà xát vào làn da vốn mỏng manh của bé.
Chườm nóng vùng bụng
Để giảm cảm giác đầy hơi chướng bụng cho bé mẹ có thể áp dụng cách chườm nóng. Mẹ chuẩn bị 2 chiếc khăn tay nhúng vào nước nóng để làm ấm, sau đó vắt khô cho tới khi độ nóng phù hợp. Để không làm bỏng da của bé, hãy gấp gọn chiếc khăn lên bụng còn khăn kia quấn quanh cố định bụng. Nhờ hơi nóng và sức nặng của khăn nên hơi trong bụng sẽ được đẩy ra ngoài
Giúp bé ợ hơi
Giúp bé ợ hơi là cách hiệu quả làm giảm chứng đầy hơi cho bé yêu.
Đây là mẹo quan trọng giúp bé giảm đầy hơi chướng bụng. Trong quá trình bú mẹ hoặc bú bình hay ăn uống bé rất dễ nuốt phải hơi gây chướng bụng. Để giảm điều này, sau khi cho bé ăn xong mẹ không nên đặt cho bé nằm ngay mà thực hiện một số động tác sau để vỗ ợ hơi cho bé.
Bế trẻ ngồi thẳng: Đặt bé ngồi thẳng trong lòng mình sao cho người bé ngả về phía trước. Tiếp đó, dùng cả bàn tay mẹ đặt ngang ngực trẻ rồi vỗ vỗ hoặc xoa lưng cho trẻ.
Bế trẻ ngả lên vai: Mẹ bế trẻ sao cho đầu bé ngả vào vai mẹ, hai tay bé duỗi sang hai bên vai mẹ. Sau đó, một tay mẹ ôm mông, tay kia xoa lưng cho bé theo chiều kim đồng hồ.
Để trẻ nằm úp trong lòng mẹ: Hãy để bé nằm úp trong lòng mẹ rồi giữ trẻ thật chặt. Sau đó, nhẹ nhàng xoa và vỗ lưng cho bé để cải thiện chứng đầy hơi chướng bụng. Động tác đơn giản này tạo ra áp lực nhẹ nhàng từ đùi của mẹ tác động lên bụng trẻ giúp ợ hơi hiệu quả đồng thời giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều.
Thay đổi cách cho con ăn
Chỉ cần thay đổi nhỏ trong cách ăn uống cho bé cũng mang lại sự khác biệt rất lớn. Nếu cho con bú, mẹ hãy chắc chắn rằng con đang ngậm núm vú đúng cách để tránh hút phải khí dư thừa. Nếu bé bú bình, mẹ nên chuyển sang dùng dạng bình có núm vú chảy chậm để con không bị nghẹn. Hãy đảo bảo bé nằm ở tư thế nghiêng để hỗ trợ tốt cho việc tiêu hóa.
Với trẻ đang trong độ tuổi ăn dặm, cha mẹ không nên ép bé ăn quá nhiều. Hãy chia thành các bữa nhỏ trong ngày, khoảng cách giữa các bữa hợp lý để dạ dày có thời gian tiêu hóa thức ăn. Ngoài ra, không nên để bé vừa ăn vừa xem tivi, cười đùa hay nói chuyện sẽ khiến bé nuốt khí vào trong đường ruột khiến chứng đầy hơi càng tồi tệ hơn.
Cho bé uống nước
Đối với các bé trên 6 tháng tuổi, khi không bổ sung đủ nước cũng có thể khiến bé đầy hơi chướng bụng. Các mẹ hãy kiểm tra lượng nước mà con uống mỗi ngày và bổ sung đủ lượng nước cần thiết cho bé nhé.
Xì hơi
Giúp bé xì hơi được coi là phương pháp chữa đầy hơi chướng bụng. Mẹ hãy thực hiện một số động tác sau đây cho bé để hỗ trợ bé xì hơi hiệu quả.
- Cử động chân giống đạp xe: Đặt bé nằm ngửa, sau đó lấy 1 chân bé kéo ngược nhẹ nhàng lên ngực rồi đẩy xuống, đồng thời chân kia được đẩy lên. Bạn đổi bên rồi lặp lại động tác giúp lượng khí trong bụng trẻ được đẩy ra ngoài, giảm đầy hơi chướng bụng ở rter.
- Dùng hành, tỏi: Mẹ nướng một củ hành hoặc tỏi, bỏ vào trong miếng gạc rồi đặt lên rốn của bé. Một lúc sau, bé xì hơi được và giảm cảm giác đầy bụng.
Hoặc bạn có thể ôm trẻ, để đầu của trẻ áp sát vào ngực của bé, hơi ngả người ra sau hoặc mẹ có thể bế bé sao cho bụng bé nằm ngang trển cánh tay mẹ. Tiếp đó, hãy dùng tay vuốt lưng bé hỗ trợ xì hơi tốt hơn.
Xem chi tiết: Cách chữa đầy hơi, chướng bụng ngay tại nhà
Tư vấn miễn cước gọi
18001506Bài viêt liên quan
- Viêm đại tràng là gì? Có thể chữa khỏi được không?
- Nhậu vào là đi ngoài – Chuyên gia hé lộ nguyên nhân khiến bạn giật mình!
- Viêm đại tràng tái đi tái lại, dùng Tràng Phục Linh
- Táo bón kéo dài do đâu? Cách phòng trị tại nhà
- Nguyên nhân vì sao cứ viêm đại tràng là đi cầu nhiều lần? Liệu Viêm đại tràng chữa 1 lần là khỏi?
Viêm đại tràng tái đi tái lại gây nhiều bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người
Viêm đại tràng tái đi tái lại gây nhiều bất
Chào bác sĩ, năm nay tôi 32 tuổi. Khoảng 2 năm nay, tôi thường bị đi ngoài ngày nhiều lần,
Chào bác sĩ, năm nay tôi 32 tuổi. Khoảng 2
Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như ai cũng đã từng trải qua. Sự khó chịu này
Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như
Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất phổ biến tại Việt Nam, không chỉ khiến người bệnh
Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất