13 cách chữa sôi bụng đơn giản, hiệu quả bạn nên biết
Có rất nhiều cách để cải thiện tình trạng sôi bụng, bên cạnh việc sử dụng thuốc thì nhiều người còn tìm hiểu cách chữa sôi bụng bằng các mẹo dân gian. Ưu điểm của những mẹo này là dễ tìm nguyên liệu, áp dụng tại nhà đơn giản. Bài viết dưới đây được trangphuclinhplus tổng hợp những mẹo chữa sôi bụng hiệu quả mà các bạn có thể thực hiện bằng cách đơn giản, dễ làm nhất.
Mục lục
- Thế nào là sôi bụng? Nguyên nhân gây sôi bụng
- Cách chữa sôi bụng đơn giản
- 1. Chữa sôi bụng từ lá mơ lông
- 2.Chữa sôi bụng từ lá tía tô
- 3.Chữa sôi bụng từ gừng từng tươi
- 4.Chữa sôi bụng từ quế
- 5.Cải thiện sôi bụng bằng- vỏ quýt, cam ( trần bì)
- 6.Mẹo dùng nước gạo
- 7. Dùng củ riềng chữa sôi bụng
- 8.Sử dụng tỏi chữa sôi bụng
- 9. Trị sôi bụng đầy hơi bằng nước chanh bạc hà
- 10. Chữa sôi bụng đầy hơi bằng sữa chua
- 11.Giảm sôi bụng đầy hơi bằng cách chườm nóng
- 12. Cách chữa sôi bụng đầy hơi bằng cách massage bụng
- 13.Chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học lành mạnh cải thiện chứng sôi bụng
- Tràng Phục Linh PLUS- giảm sôi bụng, khỏe tiêu hóa
Thế nào là sôi bụng? Nguyên nhân gây sôi bụng
Sôi bụng là hiện tượng dễ gặp, đó là những âm thanh được tạo ra do sự di chuyển của thức ăn cùng với khí và dịch vị trong lòng ống tiêu hóa. Bình thường, hiện tượng sôi bụng thường xuất hiện khi đói và nó không ảnh hưởng đến sức khỏe. Triệu chứng sôi bụng thường đi kèm với các dấu hiệu: Chướng bụng, đau lưng, ăn không ngon, đau quặn bụng từng cơn, cơn đau bụng có thể kèm với muốn đi đại tiện..
Sôi bụng được chia ra làm 2 loại
Sôi bụng sinh lý
- Sôi bụng khi nhìn thấy các món ăn hấp dẫn, khi bụng đói ngửi thấy mùi thức ăn
- Soi bụng không kèm theo các triệu chứng đau bụng, chướng bụng
- Sôi bụng nhưng không chán ăn, mệt mỏi
Sôi bụng bệnh lý
- Sôi bụng bất cứ lúc nào
- Sôi bụng, đau bụng sau khi ăn
- Cảm giác muốn đi đại tiện sau khi ăn
- Người sôi bụng kèm cảm giác chán ăn, mệt mỏi, buồn nôn…
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng sôi bụng, tuy nhiên các nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng sôi bụng không thể không kể đến như:
- Do hệ tiêu hóa bị nhiễm khuẩn, các virus, vi khuẩn, ký sinh trùng xâm nhập, tấn công vào cơ thể đi vào đường ruột, tiêu diệt các lợi khuẩn làm mất cân bằng hệ men vi sinh, ảnh hưởng đến tiêu hóa, gây lên tiêu chảy.
- Những thực phẩm không hợp vệ sinh an toàn thực phẩm, hư hỏng, ôi thiu sẽ gây ra tình trạng ngộ độc, đi ngoài, sôi bụng tiêu chảy.
- Sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài có thể gây ảnh hưởng đến đường ruột, tiêu diệt hết vi khuẩn có hại, gây rối loạn tiêu hóa
- Những trường hợp không có khả năng hấp thụ và tiêu hóa Fructose – loại đường được tìm thấy trong các loại trái cây và mật ong thì rất dễ dẫn đến sôi bụng tiêu chảy.
- Triệu chứng không dung nạp Lactose thường xuất hiện sau ăn khoảng 30 phút -2 tiếng, người bệnh thường có biểu hiện: Khó tiêu, sôi bụng, tiêu chảy, buồn nôn…. khi ăn những sản phẩm chế từ sữa.
- Sôi bụng cũng có thể xảy ra với những trường hợp mắc những bệnh lý về tiêu hóa: Đại tràng co thắt, viêm đại tràng cấp và mạn tính…
Để tìm hiểu chi tiết hơn, mời các bạn tìm đọc bài viết: Sôi bụng là dấu hiệu bệnh gì?
Cách chữa sôi bụng đơn giản
1. Chữa sôi bụng từ lá mơ lông
Từ xa xưa, y học cổ truyền đã sử dụng lá mơ lông trong điều trị các triệu chứng liên quan tới hệ tiêu hóa. Ngoài ra trong y học hiện đại đã nghiên cứu lá mơ chứa các thành phần hóa học như: Protein, Caroten, Vitamin C và tinh dầu… có tác dụng rất tốt trong việc ức chế sự phát triển của một số vi khuẩn, được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc chữa các bệnh về tiêu hóa như: Viêm đại tràng, rối loạn tiêu hóa, hội chứng ruột kích thích…
Có thể trị sôi bụng từ lá mơ lông bằng cách:
- Lá mơ lông: 50g
- Rửa sạch, thái nhỏ
- Trộn với 2 lòng trắng trứng gà cùng gia vị
- Có thể đem hấp cách thủy hoặc chiên với nồi chiên không dầu
- Sử dụng khi nóng để át đi vị đắng
2.Chữa sôi bụng từ lá tía tô
Lá tía tô là loại rau gia vị trong các món ăn hằng ngày rất dễ kiếm, có mùi thơm. Theo Đông y, lá tía tô có vị cay, tính ấm không chỉ có tác dụng giải trừ cảm mạo, sổ mũi, hen suyễn mà còn giúp cải thiện chứng sôi bụng, đầy hơi, khó tiêu, ngộ độc thức ăn rất hiệu quả.
Mẹo chữa sôi bụng bằng lá tía tô như sau:
Cách 1: Nước tía tô
- Lá tía tô: 30gr
- Đem rửa sạch, ngâm qua 1 lượt nước muối loãng
- vớt ra để ráo nước và xay nguyễn, lấy lưới lọc vắt lấy nước
- Uống nước tía tô cho đến khi triệu chứng sôi bụng cải thiện
Cách 2: Nấu cháo tía tô
Cháo tía tô là món ăn thông dụng thường được dùng để giải cảm, sổ mũi, tuy nhiên đó còn là món ăn giúp cải thiện chứng sôi bụng rất hữu hiệu mà mọi người có thể áp dụng. Cách chế biến món cháo tía tô như sau:
- Vo gạo và nấu thành cháo, có thể nấu cháo thịt để thêm bổ dưỡng
- Lá tía tô, hành hoa rửa sạch thái nhỏ
- Khi cháo chín, cho gia vị và tía tô, hành hoa quấy đều múc ra bát thưởng thức
3.Chữa sôi bụng từ gừng từng tươi
Theo y học dân gian, gừng là loại thảo dược có tính ấm, vị cay, giúp chữa phong hàn, kích thích tiêu hóa, tăng cường tuần hoàn huyết dịch, các khoa học hiện đại nghiên cứu cho thấy các enzyme có trong gừng tươi có tác dụng phân hủy protein trong thức ăn và chống dị ứng rất tốt. Bởi vậy, người ta thường sử dụng loại gia vị này để điều hòa nhu động ruột, kích thích tiêu hóa từ đó giúp thức ăn di chuyển dễ dàng, giảm được chứng sôi bụng, đầy hơi, khó tiêu.
Để chữa sôi bụng bằng gừng, bạn có thể thực hiện theo cách sau:
Cách 1:
- Lấy 1 nhánh gừng nhỏ rửa sạch, gọt vỏ, sau đó giã lấy nước
- Dùng nước gừng pha với 150ml nước ấm, thêm chút mật ong rồi quấy đều
- Thưởng thức trà gừng mật ong mỗi ngày vào lúc sáng sớm sẽ giúp giảm chứng sôi bụng rõ rệt
Cách 2:
- Lấy 1 nhánh gừng, rửa sạch, gọt vỏ rồi thát lát
- Dùng 2-3 lát gừng vừa thái cho vào cốc chế thêm nước đun sôi và đậy nắp vài phút
- Bỏ thêm 1 thìa mật ong, 2 thìa nước cốt chanh khuấy đều với nước ấm rồi uống
Cách 3:
- Gừng 60g rửa sạch và cho vào cối giã nhỏ
- Cho lên chảo rang nóng lên
- Bọc gừng vừa rang vào 1 lớp vải xô mềm
- Đắp lên phần bụng quanh rốn khoảng 1 giờ
- Hết nóng lại làm lại các bước trên
- Triệu chứng sôi bụng, đầy bụng sẽ cải thiện rõ rệt
4.Chữa sôi bụng từ quế
Từ xa xưa, quế được biết đến như một loại gia vị tăng thêm phần hấp dẫn của món ăn. Ngoài ra, quế còn là vị thuốc dân gian chữa được nhiều bệnh vặt, trong đó có các chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp bởi quế có tác dụng đào thải các khí ga tồn đọng trong dạ dày ra ngoài giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn, tránh được cảm giác sôi bụng, ì ạch
Để chữa sôi bụng bằng quế, bạn có thể áp dụng cách sau:
Cách 1:
- Sử dụng 1/2 thìa bột quế hòa cùng 250ml nước sôi
- Khuấy đều cho bột quế tan trong nước
- Chắt lấy nước cốt và uống sau khi ăn
Cách 2:
- 1/2 thìa bột quế hòa cùng 200ml sữa ấm
- Khuấy đều và uống khi bị sôi bụng, chướng bụng
5.Cải thiện sôi bụng bằng- vỏ quýt, cam ( trần bì)
Trần bì còn có tên khác là thanh bì (làm từ vỏ quýt xanh), trần bì (vỏ quýt chín). Trần bì được bào chế theo cách như rửa sạch và phơi khô hoặc có thể dùng sống hoặc sao vàng.Theo y học dân gian trần bì có mùi thơm nhẹ, vị cay, đắng, tính ấm có tác dụng hành khí, hòa vị, giúp chữa nôn mửa, khó tiêu, đầy bụng, sôi bụng, tiêu chảy, giảm ho đờm.
Để giảm sôi bụng bằng trần bì, bạn có thể áp dụng theo cách:
Cách 1:
- Lấy lượng trần bì vừa đủ: 1 nhúm hãm với nước sôi khoảng 15 phút.
- Cho vào cốc và hãm với nước sôi khoảng 10 phút và dùng khi nước trà hãm trần bì vẫn còn ấm nóng
Cách 2:
- Bạch truật (thổ sao): 12g,
- Phòng phong (sao): 8g,
- Bạch thược (sao): 8g,
- Trần bì (sao): 6g.
Cách thực hiện:
- Tất cả đem tán bột, hoàn thành viên với mật ong, mỗi lần uống 4-6g, ngày uống 2-3 lần
- Hoặc đem sắc kỹ với 3 bát nước, đến khi chỉ còn khoảng 1 bát thì chắt lấy nước để uống 1 – 2 lần trong ngày.
6.Mẹo dùng nước gạo
Uống nước gạo rang là một cách hữu hiệu có thể làm sạch đường ruột của bạn. Từ xa xưa, trong các bài thuốc Đông y đã sử dụng nước gạo rang để cải thiện tiêu hóa, hỗ trợ tình trạng sôi bụng, đầy bụng, đầy hơi tiêu chảy khá an toàn và hiệu quả.
Để giảm sôi bụng bằng nước gạo rang, bạn có thể áp dụng theo cách:
- Gạo tẻ hoặc gạo lứt: 100g
- Đen vo sạch và rang vàng thơm
- Cho 1 lít nước vào phần gạo đã rang và đun sôi, sau đó vặn nhỏ lửa liu riu đến khi nước cạn còn khoảng 500ml
- Chắt lấy nước uống 2-3 lần/ ngày
- Nên uống sau khi ăn
7. Dùng củ riềng chữa sôi bụng
Trong y học cổ truyền, củ riềng có vị cay thơm, tính ấm vào hai kinh tỳ và vị, có tác dụng ôn trung, giảm đau, tiêu thức ăn, chữa đau bụng. Theo nghiên cứu hiện đại, thành phần hóa học của riềng có khoảng 1% tinh dầu, có mùi thơm long não, chủ yếu có xineola và metylxinnamat. Ngoài ra, còn có chất dầu vị cay gọi là galangola được dùng để làm thuốc kích thích tiêu hóa, chữa đầy hơi, sôi bụng.
Để giảm sôi bụng bằng củ riềng, bạn có thể thực hiện theo cách:
- Riềng tươi rửa sạch, cạo vỏ và thái lát đem phơi khô và xay nghiền thành bột
- Cho bột riềng vào bát to và bỏ thêm mật ong trộn đều đến khi vo thành viên bằng ngón tay
- Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 viên sau bữa ăn
8.Sử dụng tỏi chữa sôi bụng
Trong tỏi có chất allicin được xem là chất kháng sinh tự nhiên có khả năng chống chọi lại vi khuẩn. Ngoài ra hàm lượng các chất: Glucogen, chất fitonxit, aliin, vitamin, và khoáng chất, chống oxy hóa cao góp phần giảm cholesterol trong máu và hỗ trợ khôi phục hệ tiêu hóa tốt cho cơ thể của bạn, giảm tình trạng sôi bụng, chướng bụng, đầy hơi khó tiêu…
Cách dùng tỏi chữa ợ hơi sôi bụng
Cách 1:
- Bọc tỏi vào giấy bạc rồi sau đó nướng trên bếp.
- Tỏi chín tháo giấy bạc và đặt tỏi trong một miếng gạc nhỏ đặt lên rốn.
- Massage da vùng bụng với miếng gạc tỏi từ 10-15 phút.
- Lượng hơi đang tồn đọng trong ruột có thể được giải phóng một cách nhanh chóng khiến bạn thoát khỏi cảm giác chướng bụng, sôi bụng
Cách 2:
- Tỏi sống bóc vỏ, đập dập hoặc xay nhuyễn 3-4 nhánh
- Cho thêm nước và chắt lấy nước tỏi.
- Uống trực tiếp hoặc pha với nước ấm để uống.
- Nếu nước tỏi có mùi quá khó chịu và khó uống thì bạn có thể pha nước tỏi với nước trà đặc, hoặc thêm một chút mật ong để uống kèm mà vẫn đảm bảo tác dụng của tỏi
- Mỗi ngày nên uống 2 lần
9. Trị sôi bụng đầy hơi bằng nước chanh bạc hà
Trong các bài thuốc dân gian mà cha ông lưu truyền lại, lá bạc hà được coi là vị thuốc có tác dụng điều trị các triệu chứng bệnh dạ dày rất tốt, trong đó có đầy bụng khó tiêu. Bạc hà được kết hợp với chanh thì chúng có tác dụng kích thích đường ruột, giảm triệu chứng sôi bụng đầy hơi hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Sử dụng 3-4 lá bạc hà đem rửa sạch, xay nhuyễn
- Vắt lấy 2 thìa nước cốt chanh
- Cho bạc hà và nước chanh vào cốc nước lọc, thêm lượng đường vừa đủ
- Khuấy đều sử dụng
10. Chữa sôi bụng đầy hơi bằng sữa chua
Sữa chua là quá trình lên men tự nhiên bởi các vi khuẩn lactic, đây là một loại vi khuẩn rất có lợi cho sức khỏe con người. Bởi trong sữa chua có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như canxi, kẽm, các loại vitamin, axit lactic và probiotic giúp ngăn ngừa một số bệnh đường ruột, bổ sung thêm axit cho dịch dạ dày, kích thích cảm giác thèm ăn, thúc đẩy nhu động ruột, giúp ăn ngon miệng, ăn nhiều hơn, tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn, phòng chống được chứng táo bón.
Ngoài ra sữa chua là loại thực phẩm rất tốt cho hệ tiêu hóa giúp làm giảm cảm giác sôi bụng đầy hơi hiệu quả và an toàn. Trong sữa chua có chứa các vi khuẩn có lợi lactobacillus và lactic, có tác dụng kích thích khả năng tiêu hoá, giảm sự tích luỹ khí trong dạ dày.
Lưu ý, nên sử dụng sữa chua trắng, không đường để điều trị chứng sôi bụng đầy hơi để có thể phát huy hiệu quả tối đa.
11.Giảm sôi bụng đầy hơi bằng cách chườm nóng
Chườm nóng là phương pháp trị liệu giúp thân nhiệt tăng, giãn các cơ, dây chằng và giảm kích thích thần kinh, loại bỏ tình trạng đầy hơi sôi bụng một cách nhanh chóng
Cách thực hiện phương pháp chườm nóng:
- Chuẩn bị nước gạo rang ấm hoặc là nước ấm
- Dùng khăn tắm thấm nước hoặc là dùng túi chườm giữ nóng
- Nhẹ nhàng chườm trực tiếp lên bụng và một số khu vực quanh rốn, nhẹ nhàng lăn qua lăn lại
- Thực hiện mỗi lần khoảng 5 – 10 phút
- Lặp lại nhiều lần đến khi không còn cảm giác sôi bụng
12. Cách chữa sôi bụng đầy hơi bằng cách massage bụng
Massage bụng là cách chữa sôi bụng rất tốt cho hoạt động của hệ tiêu hóa. Massage bụng giúp loại trừ áp lực trong bụng, đồng thời làm cho hoạt động co bóp của nhu động ruột trơn tru hơn, thúc đẩy tiêu hóa tốt, tránh được đầy hơi, sôi bụng.
Hướng dẫn thực hiện massage bụng:
- Ngồi hoặc nằm thẳng lưng
- Áp nhẹ 2 lòng bàn tay lên bụng vùng thượng vị- trên rốn và phần dưới bụng – dưới rốn
- Bắt đầu massage nhẹ nhàng qua lại qua 2 bên, sau đó lan dần ra xung quanh.
- Thực hiện nhẹ nhàng liên tiếp trong vòng 2 phút cho đến khi ợ hơi và tình trạng sôi bụng biến mất.
- Bạn có thể kết hợp thoa dầu nóng trong lúc massage bụng để tăng hiệu quả.
13.Chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học lành mạnh cải thiện chứng sôi bụng
Thói quen ăn uống và sinh hoạt lành mạnh rất quan trọng trong hỗ trợ điều trị giảm thiểu tình trạng sôi bụng. Chính vì vậy để ngăn ngừa chứng sôi bụng, bạn nên duy trì thói quen ăn uống, sinh hoạt lành mạnh theo gợi ý dưới đây:
Nên làm:
- Chú ý nên uống nhiều nước giúp dạ dày bớt hiện tượng kêu ùng ục, do nước hỗ trợ quá trình tiêu hóa đồng thời làm đầy dạ dày.
- Khi xuất hiện tình trạng sôi bụng, nên ăn nhẹ khi đó dạ dày báo hiệu cơ thể cần dung nạp thức ăn.
- Khi ăn uống nên nhai chậm, nhai kĩ bởi nó giúp giảm lượng không khí bị nuốt vào, ngăn ngừa khí và rối loạn tiêu hóa.
- Không nên ăn quá no, nên chia nhỏ bữa giúp kiểm soát các tiếng sôi bụng sau ăn.
- Nên ăn các thực phẩm lên men tự nhiên như dưa chua, kim chi, sữa chua để củng cố hệ lợi khuẩn đường ruột, giúp giảm bớt tình trạng đầy hơi.
- Nên cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi để giảm căng thẳng, stress gây ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hóa.
- Vận động nhẹ sau ăn giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa.
Nên tránh:
- Nên hạn chế các loại đồ uống có ga, chất kích thích bởi nó làm gia tăng lượng khí trong đường tiêu hóa.
- Hạn chế đồ ngọt, nhiều đường và những thực phẩm có tính axit, các chất béo, đồ chiên, rán…
- Không nên ăn khuya và sát giờ đi ngủ, hãy ngồi tại chỗ nghỉ ngơi khoảng 30 phút hoặc đi dạo nhẹ nhàng để hỗ trợ hoạt động tiêu hóa của đường ruột.
Tràng Phục Linh PLUS- giảm sôi bụng, khỏe tiêu hóa
Trên đây là những cách làm đơn giản giúp giảm tình trạng sôi bụng. Tuy nhiên không phải ai cũng có thời gian thực hiện, song song với việc phòng ngừa bằng cách thiết lập chế độ sinh hoạt, ăn uống, để giúp giảm các kích thích gây co thắt đại tràng, giảm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng co thắt như: Chướng bụng, đầy hơi, sôi bụng, đau bụng, đi ngoài nhiều lần, phân sống, phân nát và hỗ trợ phục hồi niêm mạc đường tiêu hóa người bệnh có thể sử dụng Tràng Phục Linh PLUS
Đây là sản phẩm tiêu biểu đang được giới chuyên gia và mọi người tin tưởng lựa chọn hiện nay có chứa thành phần chính:
- Cao Bạch Truật ……………..200mg
- Cao Bạch Phục Linh ………..50mg
- Cao Bạch Thược …………..50mg
- Cao Hoàng Bá ………………50mg
- 5-HTP …………………………3mg
- ImmuneGamma ……………..100mg
Tràng Phục Linh PLUS là sự kết hợp giữa: 4 thành phần thảo dược tự nhiên, 2 thành phần mới là ImmuneGamma và 5-HTP đã được chứng minh hiệu quả, nên an toàn cho người bệnh, không gây ra tác dụng phụ, có tác dụng nổi bật:
- Giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tăng sức đề kháng, tăng cường sức khỏe đại tràng
- Giảm đau bụng quặn thắt
- Khắc phục hiện tượng đầy bụng chướng hơi, sôi bụng, đi ngoài nhiều lần, phân sống, phân nát
Tràng Phục Linh PLUS là sản phẩm dành riêng cho người bệnh đại tràng kích thích, được bào chế dưới dạng viên uống tiện lợi, rất dễ sử dụng, giúp người bệnh điều trị bệnh tốt hơn.
Nếu có bất cứ thắc mắc gì về bệnh, bạn có thể gọi điện đến số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để các dược sĩ tư vấn kỹ hơn về tình trạng bệnh của bạn.
Tư vấn miễn cước gọi
18001506Bài viêt liên quan
- Viêm đại tràng là gì? Có thể chữa khỏi được không?
- Nhậu vào là đi ngoài – Chuyên gia hé lộ nguyên nhân khiến bạn giật mình!
- Viêm đại tràng tái đi tái lại, dùng Tràng Phục Linh
- Táo bón kéo dài do đâu? Cách phòng trị tại nhà
- Nguyên nhân vì sao cứ viêm đại tràng là đi cầu nhiều lần? Liệu Viêm đại tràng chữa 1 lần là khỏi?
Viêm đại tràng tái đi tái lại gây nhiều bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người
Viêm đại tràng tái đi tái lại gây nhiều bất
Chào bác sĩ, năm nay tôi 32 tuổi. Khoảng 2 năm nay, tôi thường bị đi ngoài ngày nhiều lần,
Chào bác sĩ, năm nay tôi 32 tuổi. Khoảng 2
Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như ai cũng đã từng trải qua. Sự khó chịu này
Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như
Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất phổ biến tại Việt Nam, không chỉ khiến người bệnh
Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất