Hỏi đáp cùng chuyên gia: Tư vấn chi tiết về bệnh viêm đại tràng

Viêm đại tràng có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm, bao gồm cả ung thư đại tràng. Vậy làm thế nào để ngăn ngừa bệnh này xảy ra? Đối với bệnh đại tràng cần chú ý những vấn đề gì? Chủ đề này sẽ được các chuyên gia tư vấn chi tiết trong bài viết dưới đây. tu van benh dai trang 1. "Chào bác sĩ, tôi bị viêm đại tràng đã đi nội soi, bác sĩ chẩn đoán viêm đại tràng không có loét. Như vậy, tôi có nguy cơ bị ung thư đại tràng không? Thời gian nào sau điều trị tôi cần đi khám sức khỏe định kỳ để phòng ngừa ung thư đại tràng?" Trả lời: Với bệnh viêm đại tràng, nếu niêm mạc không có loét hoặc chỉ có những tổn thương rất nông thì nguy cơ ung thư gần như là không xảy ra. Nhưng với những tổn thương viêm trên diện rộng hoặc tổn thương loét thực sự, bạn cần xác định chính xác dạng tổn thương là gì. Nếu như nó là vết viêm loét đại tràng chảy máu thì nguy cơ ung thư hóa là có. Trong khi điều trị, bạn cần để ý theo dõi thêm những triệu chứng lâm sàng như cơn đau bụng, tình trạng rối loạn phân. Sau khi tuân theo đúng chỉ định của bác sĩ, bạn vẫn thấy xuất hiện máu trong phân, khuôn phân trở nên nhỏ hơn thì nên xem xét lại, vì những chẩn đoán nội soi có thể bỏ qua một số tổn thương do bề mặt ống tiêu hóa không thật sạch. Vì vậy, nếu các triệu chứng không khỏi thì bạn cần đi khám lại. (PGS. TS. BS Nguyễn Thị Vân Hồng - Nguyên Phó trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Bạch Mai). 2. "Những năm gần đây, khi xã hội phát triển bệnh đại tràng có dấu hiệu trẻ hóa. Theo bác sĩ, lối sống, cách ăn uống hàng ngày ảnh hưởng như thế nào tới bệnh này. Đến khoảng bao nhiêu tuổi cần đi tầm soát ung thư đại tràng?" Trả lời: Hiện nay, số lượng người Việt Nam mắc bệnh đại tràng mạn tính lên đến 4 triệu người, cao gấp 4 lần tỉ lệ mắc bệnh trung bình trên toàn cầu. Đồng thời lớn hơn tổng lượng người mắc bệnh của toàn châu Âu. Bệnh viêm đại tràng chức năng (hội chứng ruột kích thích) có tỉ lệ xuất hiện ở người trẻ ngày càng cao. Trung bình từ 10-20 % dân số, thường gặp ở độ tuổi từ 20-45. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể do nhiều yếu tố khác nhau như môi trường sống, thức ăn, cơ địa. Trong đó, một yếu tố rất quan trọng là tình trạng căng thẳng trong công việc. Khi bị stress nghiêm trọng và kéo dài, người bệnh thường xuất hiện các triệu chứng đau bụng, ỉa lỏng, thậm chí táo bón, hoặc tiêu chảy xen kẽ táo bón. Tuy nhiên bệnh này không dẫn đến ung thư đại tràng. Ngày nay, giới trẻ ưa chuộng nhiều món chiên, nướng cũng gây nên tình trạng khó tiêu. Những khẩu phần ăn nhiều thịt, ít rau xanh cũng dẫn đến bệnh đại tràng vì chúng chứa nhiều chất cặn bã. Chế độ ăn nhiều thịt cũng khiến thời gian lưu giữ ở đại tràng lâu hơn. Ngoài ra, việc ăn vội vàng, không cân bằng các chất dinh dưỡng cho cơ thể bao gồm đạm, đường, chất béo cũng là yếu tố gây nên bệnh đại tràng. Hiện nay trên thị trường có nhiều thực phẩm bẩn, khi chúng ta ăn phải gây tích tụ lâu ngày trong người cũng là yếu tố kích thích phát triển thành bệnh viêm đại tràng.
Nhiều nước trên thế giới khuyến cáo nên tầm soát ung thư trên 50 tuổi. Tuy nhiên, ở những người có bố, mẹ hoặc anh chị em ruột bị ung thư đại tràng cần đi kiểm tra sớm trước 10 năm, nghĩa là tầm 40 tuổi.
Cách tầm soát tốt nhất hiện nay là soi trực tràng, đại trực tràng. Khi phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm giúp việc điều trị đơn giản hơn, bác sĩ chỉ cần cắt tách phần niêm mạc và giữ nguyên đại tràng, không cần điều trị hóa chất. Hoặc tìm polyp lớn chưa ung thư hóa, tiến hành cắt đi là có thể khỏi, không phải điều trị thêm gì cả. (TS. BS Vũ Trường Khanh - Trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Bạch Mai). Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu sâu và rõ hơn trong video dưới đây: [youtube id="_M_151IvRGc"][/youtube] 3. "Thưa bác sĩ, dạo gần đây tôi có thức khuya để theo dõi đá bóng. Xin hỏi bác sĩ, việc thức khuya kết hợp với uống rượu bia có tác động nhiều đến bệnh đại tràng hay không?" Trả lời: Nếu như bạn uống nhiều hơn lượng rượu khuyến cáo thì có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của đại tràng. Nam giới không nên uống quá 2 đơn vị rượu trong 1 ngày (1 đơn vị đồ uống tương đương 1 lon bia 330ml hoặc 30ml rượu trắng hoặc 100-140ml rượu vang) và không quá 5 ngày trong tuần. Nữ giới không được quá 1 đơn vị rượu. Đặc biệt, khi kết hợp với khẩu phần ăn quá nhiều thịt, nhất là thịt chế biến sẵn có thể dẫn đến nguy cơ ung thư đại tràng. Vì vậy, bạn nên uống lượng rượu bia vừa đủ, hạn chế đồ ăn sẵn để bảo vệ sức khỏe của đại tràng trong khoảng thời gian này. (TS. BS Vũ Trường Khanh - Trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Bạch Mai). Đọc thêm: Chia sẻ chế độ ăn uống khoa học cho người bị viêm đại tràng 4. "Thưa bác sĩ, tôi đi khám và có kết quả rối loạn đại tràng, ngày nào khi ăn xong cũng muốn đi vệ sinh rất khó chịu. Xin bác sĩ cho tôi lời khuyên trong trường hợp này." Trả lời: Triệu chứng của bác cung cấp không đầy đủ, tuy nhiên khi bác đã đi nội soi và được chẩn đoán là rối loạn đại tràng tức là viêm đại tràng chức năng thì bệnh không có tổn thương trên niêm mạc. Tình trạng đi ngoài không hết phân là một trong những triệu chứng rất hay gặp trong bệnh. Dấu hiệu này có liên quan đến rất nhiều vấn đề, có thể do căng thẳng, lo lắng, bồn chồn. Bác nên xem nó đúng là viêm đại tràng chức năng thì cần phải có bác sĩ chuyên khoa tư vấn đúng về bệnh đó. (TS. BS Vũ Trường Khanh - Trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Bạch Mai). 5. "Thưa bác sĩ, đau đại tràng thì thường đau ở vị trí nào? Làm sao để biết cơn đau có liên quan đến bệnh đại tràng ạ?" Trả lời: dai trang Đại tràng uốn lượn thành một hình khung, gồm 6 phần chính: manh tràng, đại tràng lên, đại tràng ngang, đại tràng xuống, đại tràng xích ma và trực tràng. Bắt đầu từ manh tràng nơi ruột non đổ vào ruột già, đi lên nối với đại tràng ngang, sau đó đại tràng xuống, đến đại tràng xích-ma nối với trực tràng. Vì vậy mà cơn đau đại tràng có lúc ở mạn sườn trái, lúc phải, lúc trên rốn và cả dưới rốn. Khi những vết viêm loét chỉ xảy ra ở 1 phần của đại tràng, bạn sẽ cảm thấy các cơn đau khu trú tại 1 vị trí. Nếu chúng xuất hiện ở nhiều phần khác nhau thì bạn sẽ thấy cơn đau lan tỏa toàn bụng. Một số trường hợp không thấy đau bụng nhưng khi đi khám vẫn được chẩn đoán viêm đại tràng. Sở dĩ xảy ra tình trạng này là do người bệnh thường bỏ qua những cơn đau nhẹ, đến khi bệnh nặng hơn mới đi thăm khám bác sĩ. (TS. BS Võ Hồng Minh Công - Trưởng khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện nhân dân Gia Định). Đọc thêm: Đau quặn từng cơn quan rốn là dấu hiệu bệnh gì? 6. "Thưa bác sĩ, tôi thường xuyên gặp tình trạng đau bụng khi đi ngoài. Thói quen đại tiện của tôi cũng thay đổi, trước đây tôi đi vào mỗi buổi sáng, còn bây giờ tôi đi bất kể thời gian nào trong ngày, kể cả ban đêm, kèm theo cảm giác đau âm ỉ kéo dài hoặc có những lúc bị đau quặn thắt. Tuy nhiên nó không xuất hiện tập trung vào một vùng nào đó nhất định. Tôi đã đi thăm khám và được chẩn đoán mắc bệnh viêm đại tràng, cụ thể là viêm đại tràng co thắt. Trong gia đình tôi có bố tiền sử viêm loét đại tràng, tôi không biết bệnh có di truyền hay không. Công việc của tôi thường xuyên phải đi công tác, chế độ sinh hoạt cũng thất thường. Bệnh xảy ra khiến tôi mệt mỏi, mất ngủ, căng thẳng và dẫn đến giảm cân. Tôi mong bác sĩ đưa cho tôi hướng điều trị lành tính, hiệu quả." Trả lời: Tình trạng viêm đại tràng làm cho quá trình hấp thu nước và chất dinh dưỡng giảm đi dẫn đến tình trạng rối loạn đi cầu, đa số là đại tiện phân lỏng. Hiện nay người ta chia viêm loét đại tràng thành 2 thể chính:
  • Viêm loét đại tràng xuất huyết.
  • Bệnh crohn: điều trị theo phác đồ của bệnh, cần nhiều thời gian tuy nhiên lại ít khi xảy ra hơn.
Ở Việt Nam, tình trạng nhiễm amip cũng có thể là nguyên nhân gây viêm loét đại tràng. Triệu chứng điển hình là đi cầu, sốt cao và kèm theo tình trạng đi cầu mót rặn. Lúc này cần tiến hành xét nghiệm, điều trị diệt amip thì bệnh sẽ khỏi. Ngoài ra, tình trạng lao ở Việt Nam khá cao, bệnh này cũng có thể gây viêm loét đại tràng. Đối với nguyên nhân do lao, bệnh nhân cần nội soi, sinh thiết, tìm vi trùng lao, sau đó điều trị tại nơi tổn thương thì người bệnh hoàn toàn khỏe mạnh. Trường hợp khác có thể dẫn đến tình trạng đi cầu mà dân gian thường gọi là viêm đại tràng mạn tính (viêm đại tràng co thắt, hội chứng ruột kích thích). Triệu chứng xuất hiện do sự xáo trộn về hệ thống thần kinh trong ruột, ở não hoặc do bồn chồn, lo lắng. Đối với bệnh này cần biết cách điều trị, chế độ ăn uống để giúp triệu chứng cải thiện và tăng chất lượng sống. Một số điều cần chú ý nữa là thay đổi thói quen của mình như trước khi ăn, sau đi tiêu cần phải rửa tay. Đồng thời nên kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý, giữ cho cuộc sống thoải mái, chấm dứt căng thẳng. Trường hợp viêm loét nhẹ, sau khi sử dụng thuốc tây y ổn định có thể sử dụng những sản phẩm từ thảo dược tự nhiên giúp cho vấn đề tiêu hóa, chống viêm, các vết viêm loét mau lành hơn. Để ngăn ngừa tái phát anh nên cố gắng hạn chế căng thẳng và tránh những thực phẩm gây tổn thương niêm mạc ống tiêu hóa. Một trong những yếu tố nguy cơ dẫn đến viêm đại tràng là di truyền. Vì vậy, những người thân trong gia đình như bạn và anh chị em cũng cần kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần. Khi phát hiện bệnh sớm kết hợp phương pháp điều trị thích hợp có thể cải thiện nhanh hơn. Đồng thời, dù công việc đi công tác nhiều nhưng mọi người vẫn cần thực hiện những biện pháp để ngăn ngừa bệnh phát triển như chế độ ăn uống lành mạnh, thói quen sinh hoạt điều độ. (TS. BS Võ Hồng Minh Công - Trưởng khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện nhân dân Gia Định). Trên đây là một vài câu hỏi được gửi đến cho Tràng Phục Linh, mong rằng với những câu trả lời này có thể giải đáp được các thắc mắc mà bạn đang vướng phải. Chúc các bạn luôn có nhiều sức khỏe.

Trả lời

Bài viết liên quan

Xem thêm »

TRÀNG PHỤC LINH PLUS

  • Hộp 20 viên: 195.000 đ/hộp
  • Lọ 80 viên: 689.000 đ/lọ (Tiết kiệm 91.000Đ)
Miễn phí giao hàng khi mua từ 01 lọ 80 viên hoặc 4 hộp 30 viên.
Sản phẩm Đơn giá Số lượng Thành tiền
TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Hộp 20 viên) 195.000 đ/hộp 195.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Lọ 80 viên) 689.000 đ/lọ 689.000 đ
Tổng giá trị đơn
Phí giao hàng
Tổng thanh toán
Cảm ơn bạn đã đặt hàng. Chúng tôi sẽ sớm liên lạc lại với bạn!
lMQ1tbB31LfZVRytRGeeNLlIUMX5QgpgQZ8s4odH.webp
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506
Loading...